Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích của ánh nắng mặt trời với sức khỏe

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho sức khỏe làn da, đôi mắt. Nhưng phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng sớm lại có rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Tắm nắng bao nhiêu thì đủ?

Câu trả lời này là khác nhau với mỗi người. Nó phụ thuộc vào màu da, tuổi tác, tiền sử sức khỏe, chế độ ăn uống và nơi bạn sống. Nói chung, các nhà khoa học cho rằng phơi nắng từ 5 đến 15 phút (tối đa 30 phút nếu bạn có làn da ngăm đen) là khoảng thời gian thích hợp để tận dụng lợi ích của ánh nắng mang lại mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Bạn có thể ở ngoài lâu hơn và đạt được hiệu quả tương tự nếu bạn sử dụng kem chống nắng. 

Vitamin D

Tia UV của mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D - chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với xương, tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng giúp bạn hấp thụ và sử dụng một số khoáng chất như canxi và phốt pho. Trẻ em thiếu vitamin D có thể bị còi xương.

Thời gian ở ngoài nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da nhưng những người sống ở những nơi không nhận được nhiều ánh sáng mặt trời có thể dễ mắc các loại bệnh về vú, ruột kết, tuyến tiền liệt và phổi. Tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng khác như đa xơ cứng, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim của họ cũng có thể cao hơn. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến lượng vitamin D thấp hơn.

Ngủ ngon hơn

Đôi mắt của bạn cần ánh sáng để giúp thiết lập đồng hồ bên trong cơ thể. Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm dường như giúp mọi người dễ ngủ hơn vào ban đêm. Điều này có thể cần thiết hơn khi bạn già đi vì mắt bạn ít có khả năng tiếp nhận ánh sáng hơn và bạn có thể khó ngủ hơn.

Phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng sớm rất tốt cho sức khỏe.

Giảm cân

Ánh nắng buổi sáng cũng có thể giúp mọi người giảm béo. Các nhà khoa học cho rằng tia nắng mặt trời có thể làm co các tế bào mỡ bên dưới bề mặt da của bạn. Bạn cần 20 - 30 phút trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến trưa để tạo ra sự khác biệt, nhưng càng sớm thì càng tốt. 

Sức khỏe tình cảm

Ánh nắng mặt trời giúp thúc đẩy một chất serotonin có trong não, cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn và giúp bạn giữ bình tĩnh, tích cực và tập trung. Các bác sĩ đôi khi điều trị rối loạn ái kỷ theo mùa (SAD) và các loại trầm cảm khác có liên quan đến mức serotonin thấp bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo.

Sức khỏe đôi mắt

Hấp thụ lượng ánh nắng mặt trời vừa phải trong suốt cuộc đời của bạn, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, có thể khiến bạn ít gặp vấn đề khi nhìn mọi vật ở khoảng cách xa (cận thị). Nhưng quá nhiều ánh nắng trực tiếp có thể làm tổn thương mắt của bạn. Nó có thể dẫn đến mờ mắt và tăng khả năng bị đục thủy tinh thể.

Làn da của bạn

Các nhà nghiên cứu cho rằng ba loại ung thư da chính - u ác tính, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy - chủ yếu là do phơi nắng quá nhiều. Vì vậy, điều rất quan trọng là sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn nếu bạn định ra ngoài lâu hơn 15 phút. Nhưng một lượng nhỏ tia cực tím thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của một số bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến.

Ánh sáng mặt trời như một phương pháp điều trị

Ngoài một số vấn đề về da, ánh sáng mặt trời được lọc cũng có thể được sử dụng để điều trị một tình trạng gọi là bệnh vàng da chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nó xảy ra khi có quá nhiều bilirubin hóa học trong máu và khiến da của trẻ sơ sinh có màu hơi vàng. Đặt em bé dưới ánh sáng mặt trời sau cửa sổ (để lọc các loại tia có hại) có thể giúp loại bỏ bilirubin. Không bao giờ đặt trẻ sơ sinh dưới ánh nắng trực tiếp bên ngoài.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhiều lợi ích từ ánh nắng mặt trời có thể bạn chưa biết.

Quang Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm