Theo cuốn Covid-19 sách chuyên khảo dành cho nhân viên y tế do các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương biên soạn, chế độ ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
Bệnh nhân cần ăn cân bằng giữa thực phẩm chứa protein động vật và thực vật, tăng sử dụng cá, tôm, cua, đậu đỗ. Ăn thịt đỏ 1-2 lần một tuần, thịt gia cầm 2-3 lần một tuần. Ngoài ra, hàng ngày nên ăn 250 g quả, 300 g rau. Chú trọng chất béo không bão hòa trong cá, quả bơ, hạt, dầu olive, đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô... hơn là chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, dầu dừa, kem, pho mát, mỡ lợn, bơ thực vật. Tránh thực phẩm giàu chất béo công nghiệp như đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, pizza, bánh nướng, bơ thực vật. Hạn chế thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây, siro, hạn chế uống rượu bia.
Bổ sung nước đầy đủ, ít nhất trên hai lít nước mỗi ngày, điện giải natri, kali, magie, do nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất trong máu, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Người bệnh Covid-19 có thể có tổn thương thận và "bão cytokine" gây đa niệu, tăng thải natri, kali, magie. Tình trạng chán ăn cũng làm giảm lượng thức ăn và nước uống vào, lại đeo khẩu trang liên tục làm giảm cảm giác khát, nên cần chủ động bổ sung nước thường xuyên.
Người bệnh cũng bổ sung một số vitamin là chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, beta-caroten. Những vitamin này đã được chứng minh giúp tăng số lượng tế bào T, Interleukin-2, tăng hoạt động của tế bào NK, tăng khả năng miễn dịch với bệnh cúm; tuy nhiên hiện chưa đủ dữ liệu khẳng định vai trò cải thiện diễn biến bệnh và tiên lượng của bệnh nhân Covid-19.
Beta-caroten có nhiều trong khoai lang, cà rốt, rau lá xanh. Vitamin C trong ớt đỏ, cam, dâu tây, súp lơ, xoài, chanh... Một nguồn lớn vitamin E đến từ dầu thực vật (đậu nành, hướng dương, ngô, óc chó...), các loại hạt, súp lơ...
Bác sĩ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức Covid-19 ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 13/9.
(Ảnh: Quỳnh Trần)
Người bệnh cách ly, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể dẫn đến giảm sản xuất vitamin D. Trong khi đó vitamin D tham gia bảo vệ đường hô hấp, giảm sản xuất cytokine tiền viêm nên giảm nguy cơ cơn bão cytokine dẫn đến viêm phổi. Do đó, F0 cần bổ sung vitamin D qua cá, gan, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua...
Một vi chất khác cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch là kẽm. Những thực phẩm giàu kẽm nên có trong chế độ ăn như hàu, thịt đỏ, hạt bí, vừng, đậu...
Do cách ly kéo dài tại nhà, nhiều F0 dành phần lớn thời gian để ngồi, nằm, xem tivi, chơi game, dùng điện thoại..., làm tăng cân, giảm khối cơ và sức mạnh của cơ, tăng hoặc trầm trọng hơn các bệnh mạn tính. Giảm vận động kéo dài còn khiến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tập luyện thể dục thường xuyên, từ những việc rất đơn giản như đi lại, nâng các vật dụng, leo cầu thang, dọn vườn, chơi thể thao trong nhà, tập yoga... Nên tập mỗi ngày 30 phút để duy trì sức khỏe và chỉ số khối cơ thể. Bệnh nhân hồi sức tích cực (ICU) nên tập luyện phục hồi chức năng sớm, tránh tình trạng teo cơ.
F0 phải nhập viện, điều trị hồi sức thời gian dài, mất khối cơ và chức năng cơ, là vấn đề phổ biến. Vì vậy, trước khi ra viện, bệnh nhân cần được sàng lọc và đánh giá để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính.
Các bác sĩ khuyến cáo người bị suy dinh dưỡng cấp tính nên tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cao đạm, cao năng lượng ít nhất một tháng sau ra viện. Trường hợp không bị suy dinh dưỡng, nên bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày (thêm 2-3 bữa phụ/ngày, bao gồm sữa, sữa chua, hoa quả...) trong ít nhất hai tuần.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hậu COVID: Đối phó với đau vai gáy và lưng.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.