Virus lây truyền như thế nào?
Virus SARS-CoV-2 là virus gây ra COVID-19 lây truyền theo 2 con đường chính:
Có rất nhiều bằng chứng còn cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí: các giọt sol khí rất nhỏ có thể chứa virus và bay lơ lửng trong không khí.
Do vậy, khi bạn sống chung nhà với F0, nghĩa là bạn cần phải suy nghĩ đến các cách ngăn chặn các đường lây truyền này của virus.
Cách ly và thông khí
Lý tưởng nhất, người bệnh F0 nên có phòng riêng, khép kín, với toilet ở trong phòng để hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác. Nếu không thể có phòng riêng, người bệnh F0 nên giữ khoảng cách càng xa càng tốt với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là với các thành viên nguy cơ cao như những người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ…v…v. Khoảng cách tối thiểu cần duy trì là 2m.
Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng là thông khí trong nhà. Nhà càng thông khí tốt, nguy cơ lây nhiễm càng giảm. Nếu điều kiện thời tiết cho phép, hãy mở hết các cửa sổ, cửa ra vào trong nhà để không khí được lưu thông. Tuy nhiên, với phòng của F0, nên đóng cửa ra vào để hạn chế sự di chuyển của không khí có chứa virus đến các khu vực khác trong nhà. Sau khi ở trong 1 không gian cùng với F0, nên để cửa sổ mở trong ít nhất 10 phút sau khi F0 đã rời đi.
Cũng nên để người bệnh F0 cách ly cả với vật nuôi trong nhà, mặc dù chưa có báo cáo xác nhận các trường hợp lây nhiễm từ động vật sang người nhưng đã có những báo cáo về việc lây truyền virus từ người sang động vật.
Tất cả mọi người trong gia đình, và đặc biệt là cả người bệnh F0 nên thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, bao gồm việc che mũi miệng khi ho, hắt hơi và vứt bỏ khăn giấy sau khi sử dụng.
Vệ sinh tay khi sống chung với người bệnh F0 càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tất cả mọi người trong gia đình nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, đặc biệt là trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các đồ vật có thể có chứa virus. Rửa tay bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người bệnh F0 nên đeo khẩu trang trong nhà càng nhiều càng tốt để làm giảm lượng phân tử khí có chứa virus phát tán trong không khí và giảm nguy cơ lây bệnh. Người nhà F1 chăm sóc người bệnh F0 cũng nên đeo khẩu trang khi vào phòng người bệnh, đeo găng tay nếu phải tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như phân chất nôn hoặc nước bọt.
Rác thải của người bệnh, ví dụ như giấy ăn, khẩu trang, găng tay… nên được bỏ vào trong thùng rác, túi rác riêng. Thùng rác phải có nắp đậy và túi lót. Đeo găng tay khi đổ thùng rác.
Không sử dụng chung đồ đạc
Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm thông qua đồ đạc, tránh dùng chung ga giường, khăn mặt, bàn chải, cốc uống nước, kính, dụng cụ ăn uống và các dung cụ khác (ví dụ như điện thoại di động) của người bệnh COVID. Nếu bắt buộc phải sử dụng đồ đạc của người bệnh COVID, cần đeo găng tay khi sử dụng, rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng hoặc cho qua giai đoạn khử trùng trong máy rửa bát. Nếu không thể rửa, có thể lau bằng các dung dịch sát khuẩn. Với đồ vải của người bệnh, cần xử lý cẩn thận để làm giảm khả năng phát tán virus vào không khí. Cho đồ vải của F0 vào máy giặt và giặt với nhiệt độ nóng nhất có thể. Nếu không có máy sấy quần áo, nên phơi quần áo của người bệnh ở nơi có ánh nắng mặt trời.
Vệ sinh nhà cửa
Tích cực vệ sinh các bề mặt như bề mặt bếp, bàn ăn hàng ngày bằng nước nóng và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đặc biệt chú ý tới các bề mặt sử dụng chung với nhiều người như tay nắm cửa, tay nắm chạn bếp, công tắc đèn, toilet, bồn rửa mặt… Nếu phải dùng chung toilet với người bệnh, người bệnh nên có ý thức tự làm sạch và khử khuẩn toilet sau khi sử dụng nếu người bệnh đủ sức khỏe.
Chăm sóc cho F0
Nếu bạn đang chăm sóc cho một F0 là thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng phòng, hãy đảm bảo rằng người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước. Uống đủ nước đặc biệt quan trọng khi người bệnh bị sốt để tránh tình trạng bị mất nước do vã mồ hôi. Người bệnh F0 thường sẽ hay bị mệt mỏi do đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cho nên hãy để người bệnh nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Mặc dù sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của có thể nhưng nếu cần thiết, phải sử dụng thuốc hạ sốt để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Điều quan trọng là theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người bệnh F0 và báo cho y tế ngay khi sức khỏe của họ có dấu hiệu nặng hơn.
Cuối cùng, các thành viên trong gia đình nên được theo dõi và test nhanh định kỳ theo quy định hoặc test nhanh khi có các triệu chứng COVID-19 như ho hoặc sốt.
Tham khảo thêm các thông tin tại bài viết: Người mắc biến thể Omicron tàng hình có triệu chứng gì?
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.