Đau lưng kéo dài có thể gặp ở bất cứ bệnh nhân viêm phổi nào do nguyên nhân các chủng virus hay vi khuẩn gây nên. Theo những nghiên cứu ở phương Tây, đau lưng gặp ở 63% bệnh nhân viêm phổi do biến thể Delta, nhưng Omicron chỉ có 42%, trong khi cúm mùa lên tới hơn 70% số trường hợp.
Ba khu vực chính của cơ thể hay bị đau là: Vùng đầu và vai gáy; vùng thắt lưng; vùng quanh đầu gối.
Lý do quan trọng nhất dẫn đến đau, đó là khi cơ thể nhiễm các chủng virus, cả virus cúm cũng như SARS-CoV-2 gây bệnh COVID, những virus này kích thích giải phóng các Cytokine, bao gồm một loạt chất trung gian hoá học của quá trình viêm. Cytokine dẫn đến sự hình thành Pyrogens và Prostaglandin E2. Pyrogens là sản phẩm của sự suy tế bào, nó giúp chống lại bệnh cúm/COVID-19 bằng cách gây sốt, nhưng Pyrogens cũng bám vào các dây thần kinh gây đau. Prostaglandin E2 là chất đặc hiệu kích hoạt các con đường đau.
Pyrogens và Prostaglandin E2 tập trung nhiều ở vùng cơ đầu và vai gáy, vùng cơ thắt lưng, vùng cơ xung quanh gối. Thông thường những chất này có nồng độ cao trong 4-5 ngày. Vì thế mà đa số trường hợp chỉ đau cơ mấy hôm, sau đó ổn định, đau tự hết không để lại di chứng.
Đau cấp tính cũng có thể dữ dội, đau không thể chịu nổi, là vì lí do nào đó như cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng, làm cho virus phát triển quá mạnh nên cơ thể phản ứng quá mẫn gây bão Cytokine, tức là các chất Pyrogens và Prostaglandin E2 tiết ra quá nhiều, chỉ cần chiếc lông gà chạm vào cũng nổi da gà vì đau. Những trường hợp này thuốc giảm đau thông thường ít hiệu quả. Nếu đau quá mức chịu đựng, bác sĩ phải dùng đến các thuốc ức chế miễn dịch để giảm cơn bão Cytokine.
Sau khi khỏi bệnh, nếu cơ thể tiếp tục mẫn cảm tăng tiết Pyrogens Prostaglandin E2, thì tình trạng đau sẽ tiếp tục kéo dài, có thể từ 6-9 tháng mới hết đau.
Đau vùng đầu và vai gáy, đau vùng thắt lưng: Dễ nhầm với thoái hoá cột sống, viêm đĩa đệm đốt sống, phồng hay thoát vị đĩa đệm; sau khi chụp Xquang, CT hay cộng hưởng từ, điều trị theo những hướng chẩn đoán này đều không có hiệu quả.
Đau vùng quanh gối cũng vậy, bệnh nhân than phiền rất khó chịu, đau mỏi, trở trời cảm giác như kiến cắn và giòi bò trong xương, nửa đêm về sáng không sao ngủ được vì đau.
Nhưng dai dẳng hơn cả vẫn là đau lưng và đau vai gáy. Bởi vì đau lưng và đau vai gáy còn một cơ chế nữa, đó là tổn thương tại phổi, đó là lí do những bệnh nhân sau viêm phổi do COVID hoặc do cúm có tỉ lệ đau khá cao.
Để dễ hình dung về cơ chế, chúng ta hãy tưởng tượng vào mùa hè, đêm ngủ bật điều hoà lạnh nhưng lại không giữ ấm lồng ngực, đồng thời để quạt thốc thẳng vào mũi, khí lạnh xâm nhập vào phổi. Lúc ngủ dậy, sẽ cảm thấy lỗ chân lông toát ra khí lạnh, kèm theo tê mỏi vai gáy lan xuống hai tay, đau mỏi vùng lưng. Cơn ho có thể xuất hiện, ho rũ rượi, đau rút cơ vai và cơ lưng. Tình trạng này do phổi nhiễm khí lạnh.
Theo lí luận của đông y, "phế chủ bì mao", có nghĩa là phổi kiểm soát da và lông, da và lông thuộc về phổi. "Phế triêu bách mạch", phổi chịu trách nhiệm vận hành hàng trăm kinh mạch, một khi kinh lạc bị tắc nghẽn thì sự vận độ của khí sẽ không bình thường. "Bất thông tất thống", kinh lạc tắc nghẽn thì đương nhiên sẽ gây nên sự đau đớn.
"Bệnh tại phế - Du tại kiên bối". Đông y đã dạy nếu bệnh tại phổi thì biểu hiện đau ở vai gáy và lưng. Một khi phổi bị tổn thương, sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, tức ngực, tê tay, cứng khớp, đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng.
Lưng là hàng rào bảo vệ phổi rất quan trọng:
Để không bị tổn thương phổi, thì không để lưng lạnh, tức là phải giữ ấm lưng. Trẻ nhỏ đêm ngủ ra mồ hôi lưng, cần lấy khăn thấm khô, nêú không sẽ viêm phổi. Cũng như vậy với bệnh nhân COVID, đặc biệt là biến thể Omicron hay vã mồ hôi ướt đẫm lưng vào ban đêm, nhớ phải lau khô ngay lập tức để giữ ấm phổi. Ngoài ra, chân lạnh tay lạnh làm cho kinh thái dương ở bàng quang bị tắc, dẫn đến lưng bị lạnh, vì thế mà đêm ngủ nhớ giữ ấm tay chân.
Kinh túc thái dương bàng quang ở hai bên sống lưng là kinh tuyến dương khí lớn nhất trong cơ thể con người, có thể điều chỉnh dương khí của toàn bộ cơ thể. Ngoài huyệt phế du, kinh bàng quang bảo vệ phổi còn có các huyệt quan trọng khác như tâm du, can du, đảm du, tì du, vị du, huyệt du, tam tiêu du, đại trường du, tiểu trường du, bàng quang du.
Đó là những huyệt chính để thông kinh mạch, châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt này giúp chữa đau vai gáy và đau lưng sau khi bị cúm, hoặc bị COVID-19.
Các bài tập thở rất quan trọng:
Có thể tập thở theo yoga, khí công, hoặc thở theo phương pháp y học cổ truyền giúp thông kinh mạch bàng quang.
Tây y dùng thuốc giảm đau nhưng ít hiệu quả, chủ yếu tập phục hồi chức năng và các biện pháp chườm nóng, massage, chờ đợi cơ thể phục hồi dần dần, thường phải mất 6-9 tháng.
Tóm lại, đau vai gáy, đau lưng, đau quanh đầu gối là di chứng thường gặp ở những bệnh nhân viêm phổi do cúm, COVID, hay bất kì nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn hay virus nào khác. Biến thể Omicron có tỉ lệ đau thấp hơn cả trong số cả nguyên nhân. Cơ chế đau có thể do tăng tiết quá mức các chất trung gian hoá học thuộc nhóm Pyrogens và Prostaglandin E2, nhưng đau kéo dài phần lớn do tình trạng tổn thương tại phổi.
Tây y chủ yếu dùng thuốc giảm đau, nhưng ít hiệu quả, đau có thể kéo dài 6 – 9 tháng. Tập phục hồi chức năng, massage, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu là những biện pháp có thể khắc phục được tình trang đau. Các bài tập thở sâu và thiền, gồm có yoga, khí công, thở dưỡng sinh đông y cũng giúp cải thiện tình trạng này.
Để phòng tránh, trong quá trình bị bệnh, người bệnh không nên lạm dụng thuốc điều trị cúm hay COVID-19, luôn giữ ấm lưng và tay chân, ban đêm ngủ vã mồ hôi ở lưng phải lau khô để bảo vệ phổi.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 cách để giảm đau mỏi vai gáy liên quan đến chứng stress và lo âu.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?