Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu

Đau lưng khi mang thai là một điều khá phổ biến, nhiều người hay bỏ qua ít chú ý. Tuy nhiên đau lưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Hãy cùng xem xét 07 cách để giảm đau lưng cho bà bầu nhé!

Đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là một điều được rất nhiều các bà bầu phàn nàn - và điều này cũng không có gì lạ. Tăng cân làm trọng tâm của bạn thay đổi, nội tiết tố và nhiều cơ quan thay đổi phù hợp với phát triển thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc làm dịu cơn đau lưng khi mang thai thông qua những phương pháp đơn giản.

1. Thực hành tư thế tốt

Khi em bé lớn lên trong bụng mẹ, trọng tâm của mẹ sẽ dịch chuyển về phía trước và các bà bầu thường có xu hướng bù lại bằng cách ngả người về phía sau. Các chuyên gia cho biết, điều này có thể làm căng cơ ở lưng dưới và góp phần gây đau lưng khi mang thai. Do vậy, hãy ghi nhớ những nguyên tắc về tư thế tốt bao gồm:

  • Đứng thẳng và tư thế cao.
  • Giữ nâng cao ngực.
  • Giữ vai thoải ra sau và thư giãn.
  • Đừng khóa khớp đầu gối khi đứng.

Khi đứng, hãy chọn một tư thế rộng và thoải mái để các cơ được hỗ trợ tốt nhất. Nếu phải đứng trong thời gian dài, hãy gác một chân lên ghế hoặc có bậc thấp - và dành thời gian nghỉ giải lao thường xuyên trong thời gian đứng.

Tư thế tốt cũng có nghĩa là tư thế ngồi tốt, cẩn thận. Hãy chọn một chiếc ghế hỗ trợ cho lưng, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ sau vùng lưng dưới khi ngồi.

2. Chọn các vật dụng phù hợp

Mang giày đế thấp - không phẳng đế - có hỗ trợ vòm chân là tốt nhất. Tránh đi giày cao gót vì chúng có thể làm chuyển trọng tâm thăng bằng của cơ thể về phía trước và khiến bị ngã.

Các bà bầu cũng có thể cân nhắc đeo đai hỗ trợ. Mặc dù nghiên cứu về hiệu quả của đai hỗ trợ còn hạn chế, nhưng một số phụ nữ nhận thấy chúng rất hữu ích.

3. Nâng, nhấc vật đúng cách

Khi nâng một vật nhỏ, hãy ngồi xổm xuống, thẳng lưng và đứng lên bằng sử dụng hai chân. Không uốn cong ở thắt lưng hoặc nâng lên bằng cơ lưng. 

Một điều quan trọng nữa là phải biết giới hạn của bản thân ở mức độ nào. Tốt hơn hết, hãy nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh khi cần thiết.

4. Ngủ nghiêng

Ngủ nghiêng, không nằm ngửa. Giữ một hoặc cả hai đầu gối cong. Cân nhắc sử dụng gối hỗ trợ mang thai để đặt giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng.

 

5. Thử sử dụng phương pháp chườm nóng, lạnh hoặc mát-xa

Mặc dù bằng chứng để chứng minh hiệu quả của chúng việc sử dụng nhiệt để giảm đau còn hạn chế, nhưng mát-xa hoặc chườm nóng hay chườm đá lên lưng có thể hữu ích đối với một số cá nhân nhất định.

6. Biến các hoạt động thể chất thành thói quen hàng ngày

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giữ cho lưng chắc khỏe, và có thể giảm đau lưng khi mang thai. Với sự đồng ý của bác sĩ sản khoa, hãy thử các hoạt động nhẹ nhàng - chẳng hạn như đi bộ hoặc tập thể dục dưới nước. Bác sĩ cũng có thể đưa ra các động tác giãn cơ hay các bài tập hữu ích trong thời gian này.

Các bà bầu cũng có thể giãn cơ lưng dưới của mình. Động tác giãn cơ lưng có thể thực hiện trong vài giây, sau đó thả lỏng. Dần dần nâng bài tập lên và lặp lại tối đa 10 lần. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện, và bác sĩ cũng có thể chỉ ra các bài tập khác có tác dụng tương tự.

7. Xem xét các liệu pháp khác

Một số nghiên cứu cho thấy rằng châm cứu có thể giảm đau lưng khi mang thai. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cũng có thể mang lại cảm giác thoải mái cho một số bà bầu. Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh hiệu quả của nó. Nếu đang xem xét một liệu pháp khác, hãy nói chuyện với bác sĩ để thảo luận về vấn đề này.

Tổng kết

7 mẹo trên có thể giúp các bà bầu giảm bớt tình trạng đau lưng trong thời gian này. Nếu các bà bầu cảm thấy bị đau lưng dữ dội trong thời gian mang thai, hoặc tình trạng đau lưng kéo dài hơn hai tuần, hãy báo với bác sĩ ngay về vấn đề này. Bác sĩ có thể cho phép sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc các phương pháp điều trị khác để giảm tình trạng đau tạm thời.

Hãy nhớ rằng, đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu tình trạng đau lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc nóng rát khi đi tiểu, thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hỗ trợ nhanh nhất, an toàn nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nguy cơ của việc đi giày cao gót khi mang thai

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm