Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiến máu ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Hiến máu giúp cứu sống người bệnh và có những lợi ích tích cực cho người hiến, chẳng hạn như cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Những người hiến máu cũng có thể gặp các tác dụng phụ, chẳng hạn như bầm tím nhẹ hoặc cảm thấy choáng váng. Bài viết này xem xét những tác động tích cực của việc hiến máu và một số tác dụng phụ tạm thời về thể chất có thể xảy ra, đồng thời làm thế nào để điều trị những tác dụng phụ này.

Lợi ích của việc hiến máu là gì?

Hiến máu giúp cung cấp máu cho bệnh viện và các cơ sở khác cho những người cần máu trong quá trình điều trị. Việc hiến máu cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người hiến, với những lợi ích tiềm ẩn về mặt tinh thần và thể chất đối với sức khỏe.

  • Cứu sống người khác

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, một lần hiến máu có khả năng cứu sống ba người. Cứ 2 giây là có một người nào đó cần được hiến máu để cứu mạng họ.

  • Sức khỏe tinh thần và cảm xúc

Giúp đỡ người khác có thể mang đến cảm xúc tích cực cho những người làm hành động đó. Theo Quỹ Sức khỏe Tâm thần, những người thực hiện hành vi giúp đỡ người khác có thể nhận được tình cảm tốt hơn, giảm bớt áp lực, cảm giác thân thuộc và kết nối nhiều hơn, bớt cô lập, giảm hoặc loại bỏ cảm giác tiêu cực.

  • Sức khoẻ thể chất

Mọi người còn được kiểm tra sức khỏe miễn phí khi tham gia hiến máu. Trước khi có thể hiến máu, nhân viên trung tâm sẽ kiểm tra xem người hiến có an toàn hay không. Một bài kiểm tra sẽ bao gồm đo huyết áp, đo nồng độ hemoglobin, đo thân nhiệt,...Những kiểm tra này có thể làm nổi bật bất kỳ tình trạng cơ bản nào mà mọi người không biết và giúp họ tìm cách điều trị sớm hơn.

Nghiên cứu đã xem xét tác động của việc hiến máu đối với sức khỏe tim mạch. Các dấu hiệu cho thấy nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch thấp hơn ở những người hiến máu thường xuyên so với những người không hiến máu. 

Tác dụng phụ của việc hiến máu

Mọi người có thể gặp tác dụng phụ tạm thời về thể chất của việc hiến máu.

  • Bầm tím và đau

Mọi người có thể bị bầm tím nhẹ do máu dưới bề mặt da. Đây là một phản ứng bình thường và sẽ tự biến mất trong vòng 1 tuần. Bạn cũng có thể cảm thấy hơi đau hoặc nhức tại vị trí cắm kim và có thể bị sưng nhẹ. Theo Bloodworks Northwest, một tổ chức phi lợi nhuận, chườm có thể giúp giảm đau và sưng tấy. Bloodworks khuyên bạn nên chườm lạnh bốn lần một ngày, trong 20 phút trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó, chườm ấm bốn lần một ngày trong 20 phút. Một miếng gạc có thể làm dịu cơn đau cho đến khi cơn đau biến mất. 

  • Chảy máu nhẹ

Bạn có thể bị chảy máu nhẹ từ vết kim tiêm sau khi hiến máu. Để giúp ngăn ngừa điều này, hãy băng vết thương trong ít nhất 4 giờ sau khi hiến máu. 

  • Mệt mỏi và lâng lâng

Mọi người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc bị chóng mặt, choáng váng hoặc buồn nôn sau khi hiến máu. Điều này là do huyết áp giảm tạm thời. Nếu bạn cảm thấy ngất xỉu, có thể ngồi xuống và kê đầu vào giữa hai đầu gối sao cho thấp hơn tim. Nằm xuống với chân nâng cao cũng có thể giúp tránh bị ngã. Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ. Để bổ sung chất lỏng trong cơ thể, hãy uống nước đường trước và sau khi hiến máu. Nên tránh rượu trong 24 giờ trước và sau khi hiến máu.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và ăn thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bổ sung lượng sắt dự trữ. Ví dụ về thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: thịt bò, rau chân vịt, tôm, khoai lang, bông cải xanh, đậu hũ, đậu, sản phẩm lúa mì. Kết hợp thực phẩm giàu sắt với vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt. Ví dụ về thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cà chua, trái cây họ cam quýt, ớt chuông đỏ, vàng, xanh,...Những người hiến máu thường xuyên cũng có thể uống một loại vitamin tổng hợp có chứa sắt sẽ giúp bổ sung lượng sắt dự trữ.

Mọi người chú ý nghỉ ngơi và tránh khuân vác nặng, tập thể dục gắng sức hoặc hoạt động trong 12 giờ sau khi hiến tặng. Nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi trong khi thích nghi với việc mất máu. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng nào sau khi cho máu, hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất.

Tóm lại, hiến máu có thể cứu sống và mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần và thể chất cho người cho máu. Một số người sẽ gặp các tác dụng phụ nhỏ khi hiến máu, chẳng hạn như choáng váng, bầm tím hoặc chảy máu nhẹ. Thay thế chất lỏng và chất sắt dự trữ bị mất bằng nước và thực phẩm giàu chất sắt có thể hữu ích.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phục hồi sau khi hiến máu

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm