Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Không chỉ "thích" phổi, SARS-CoV-2 còn tấn công nội mạc mạch máu

Nói đến COVID-19 đa số mọi người thường nghĩ nhiều nhất đến các tổn thương bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác định SARS-CoV-2 còn gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác ngoài phổi.

COVID-19 tấn công nội mạc mạch máu

Từ khi COVID-19 xuất hiện, nhiều người nghĩ rằng đây là bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng chủ yếu đến hệ hô hấp. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tấn công phổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như thận và gan.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, ban đầu các chuyên gia nhầm tưởng COVID-19 là bệnh phổi do virus tấn công phổi gây nhiều triệu chứng hô hấp. Nhưng lại có nhiều triệu khác không giống với các triệu chứng thường thấy của bệnh hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng SARS-CoV-2 gây viêm nội mạc mạch máu, có thể làm ứ huyết ở phổi.

Trên trang Health Site GS Uri Manor cùng các nhà nghiên cứu từ Đại học California-San Diego đã nghiên cứu và đăng kết quả trên tạp chí Circulation Research, SARS-CoV-2 thông qua protein spike tấn công làm viêm, tổn thương lớp nội mạc mạch máu, ảnh hưởng xấu đến hệ thống tuần hoàn, vận mạch, làm giảm lưu thông máu, gây ứ huyết và khẳng định COVID-19 thực sự là bệnh về tuần hoàn, mạch máu còn các triệu chứng hô hấp chỉ là hậu quả của tình trạng viêm các mô mạch máu ở phổi.

Ảnh minh hoạ.

Đó là lý do nhiều bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng của đông máu, tai biến mạch máu não, khác hoàn toàn những gì được thấy ở bệnh hô hấp và thực sự đây là bệnh về mạch máu, tuần hoàn hơn là bệnh phổi, hô hấp. Viêm mô mạch máu khiến dịch thấm qua mạch máu, máu đặc quánh, lưu thông kém, ứ huyết trong các mạch máu ở phổi và đây là nguyên nhân chính gây tổn thương phổi, với các triệu chứng hô hấp và tổn thương phổi là hậu quả của tình trạng viêm mô mạch máu trong phổi.

Trong một số trường hợp dưới tác động của SARS-CoV-2 viêm mạch xuất hiện, lan toả nhanh và gây ứ huyết khắp phổi dẫn đến suy hô hấp cấp, bệnh nhân tử vong nhanh chóng (trong vài giờ từ lúc nhẹ). Đây là lý do mà các chuyên gia khuyến cáo dùng thuốc kháng viêm sớm cho những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng.

Đông máu làm tắc phổi bệnh nhân COVID-19

Cục máu đông ở người mắc COVID-19 biểu hiện rất đa dạng, từ tổn thương da ở bàn chân, đến tắc nghẽn mạch máu, đôi khi là đột quỵ gây nguy cơ tử vong, có thể xuất hiện vài ngày, vài tháng, thậm chí trong vòng 1 năm sau khi bệnh khỏi.

Theo ông James Levy, Trường Y Warren Albert, Đại học Brown đây là vấn đề y tế quan trọng nhất liên quan đến COVID-19. Thực tế virus cúm Tây Ban Nha, bệnh HIV, Ebola đều gây cục máu đông, nhưng SARS-CoV-2 khiến đông máu nghiêm trọng, chưa từng thấy trước đây. Các cục máu đông hình thành nhiều trong các mạch máu nhỏ ở phổi, cản trở lưu thông máu trong phổi, gây khó thở, thiếu oxy máu.

GS. Margaret Pisani từ Đại học Y Yale cho rằng, đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân COVID-19 có sức khoẻ bình thường đột ngột chuyển nặng nhanh chóng. Còn theo Edwin Van Beek từ Viện nghiên cứu y khoa, Đại học Edinburgh 30% bệnh nhân COVID-19 nặng bị thuyên tắc phổi do tắc động mạch phổi vì máu đông từ hệ tĩnh mạch chi dưới. Nhiều bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh vẫn khó thở nhưng đó không phải là bệnh tái phát mà là hậu quả của các cục máu đông. Cục máu đông cũng gây tổn hại tới tim, thận, gan, ruột và mô, dẫn đến đột quỵ.

COVID-19 gây tác động lâu dài về tim mạch

Theo nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện ra rằng, ngay cả những bệnh nhân COVID-19 không nặng tới mức phải nhập viện vẫn có nguy cơ bị suy tim và gặp vấn đề liên quan đến máu đông có thể gây nguy cơ tử vong 1 năm sau đó. Điều đáng nói là virus này đang gây nên các vấn đề về tim mạch cho các bệnh nhân nhiều hơn các bệnh nhân nhiễm những virus khác.

Ông Ziyad Al-Aly, từ Hệ thống chăm sóc sức khoẻ St. Louis, Missouri, Mỹ cho biết, ngay cả những bệnh nhân COVID-19 nhẹ không phải nhập viện vẫn có nguy cơ bị cục máu đông, suy tim trong vòng 1 năm. Nguy cơ bị biến chứng tim mạch gây tử vong (tai biến mạch não, bệnh tim) càng cao nếu tình trạng ban đầu của bệnh nhân COVID-19 càng nặng. So sánh những F0 đã khỏi bệnh và những người không mắc COVID-19 cho thấy những F0 nhẹ, không phải nhập viện có nguy cơ suy tim tăng 39%, cục máu đông tăng 2,2 lần so với người không mắc COVID-19. Nhưng với bệnh nhân COVID-19 nặng phải nhập viện, nguy cơ ngừng tim tăng 5,8 lần và viêm cơ tim tăng 14 lần.

Những người đủ điều kiện nên được chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt.

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, những người chưa được tiêm chủng và bị nhiễm COVID-19, có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn gấp 5 lần so với những người gần đây đã được tiêm chủng đầy đủ và không bị nhiễm trùng trước đó. Do vậy, tất cả những người đủ điều kiện nên được chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt, bao gồm cả những người chưa được chủng ngừa trước đó đã bị nhiễm SARS-CoV-2.

Theo giới chuyên môn, hình thành cục máu đông bất thường gây tắc mạch máu các cơ quan trong cơ thể (đa số ở não) sau tiêm vaccine COVID-19, có thể gây tử vong, là một trong những biến chứng mà người dân hay lo ngại. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp và về tổng thể, lợi ích sinh miễn dịch bảo vệ cơ thể do vaccine mang lại vượt trội so với nguy cơ do biến chứng đông máu gây ra.

Các chuyên gia cho rằng không nên từ chối tiêm vaccine chỉ vì quá lo ngại biến chứng rất hiếm gặp này. Cơ chế đông máu do vaccine COVID-19 khác với cơ chế đông máu do van tim cơ học. Do đó, bạn không phải lo lắng về việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ làm tăng nguy cơ đông máu liên quan van tim cơ học.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh COVID-19 tấn công những bộ phận nào của cơ thể?

PV - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm