Truyền thông trong và ngoài nước đề cập nhiều đến giải pháp trong tương lai gần: sống chung với virus SARS-CoV-2, vì xét cho cùng lịch sử nhân loại cho thấy dịch đến rồi sẽ đi, nhưng đa số virus và virus SARS-CoV-2 không phải ngoại lệ sẽ ở lại, tiến hóa, đột biến và tồn tại lâu dài với loài người.
1. Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi đến lượt
Vaccine phòng COVID-19 là cách tiếp cận và chuẩn bị chiến lược nhất hiện nay, có thể giúp phòng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả. Nếu đã tiêm vaccine, ngay cả khi mới được tiêm mũi 1, nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bệnh sẽ nhẹ hơn và khó chuyển nặng. Các vaccine ngừa COVID-19 đã được phê duyệt đều cho thấy hiệu quả, cần tiêm ngay dù là loại vaccine nào được nhà nước đưa vào triển khai.
Cần tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi có thể.
2. Luôn giữ khoảng cách an toàn
Ngoại trừ những người sống chung trong nhà, hay những người quen, sinh hoạt làm việc chung hàng ngày cơ bản đã xác định an toàn theo hướng dẫn. Còn lại, hãy tự luôn để mắt xung quanh và giữ khoảng cách an toàn theo khuyến cáo với mọi người. Lẽ tất nhiên, trong bình thường mới, các dịch vụ kinh tế xã hội có tương tác đã được nhà nước thiết kế khoảng cách an toàn, nhưng bạn phải luôn nhớ giữ khoảng cách là biện pháp căn cơ lâu dài.
3. Khẩu trang như vật bất ly thân để phòng ngừa phơi nhiễm SARS-CoV-2
Mặc dù, khẩu trang không phải là cách phòng ngừa tối ưu, nhưng rõ ràng có tác dụng ngăn chặn phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua giọt bắn hay các hạt li ti của nước bọt khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Có nhiều loại khẩu trang lưu hành hiện nay, nên dùng những khẩu trang đã được khuyến cáo. Đọc kỹ cách dùng và áp dụng thật hợp lý ở tất cả các tình huống hàng ngày trong công việc và sinh hoạt.
4. Tự rèn thói quen rửa tay đúng lúc, hạn chế đưa tay sờ lên mắt mũi miệng
Nghe thì dễ, nhưng nếu xem lại tất cả sinh hoạt diễn ra trong một ngày, bạn sẽ thấy có nhiều thời điểm bạn đã quên rửa và khử khuẩn tay. Tập rèn thói quen rửa tay và đúng lúc, giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Tạo thói quen hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng giúp tránh phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.
5. Tự rèn thói quen súc rửa họng và mũi hàng ngày
Về bệnh sinh, các virus SARS-CoV-2 bám và có mặt nhiều trên niêm mạc mũi và họng. Loại trừ virus SARS-CoV-2 ở những vị trí vừa nêu là cách ngăn hiệu quả virus xâm nhập sâu vào phổi và phế nang. Hiện nay, có nhiều video hướng dẫn cách sục, súc họng và mũi của các các chuyên gia y tế, nên tải xem và tập ngay bây giờ. Súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà…
6. Rèn cách nín thở trong tình huống gặp người lạ
Để nín thở lâu thì khó thật, nhưng nín thở trong 5-10 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Bạn phải tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, khi đi ra đường, hay trong siêu thị, nhà hàng, công sở…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ. Rõ ràng, với các tình huống vừa nêu, bạn không thể giữ kịp khoảng cách theo khuyến cáo, vậy cách tốt nhất là nín thở và di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn. Sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, và chỉ nín thở trong vài giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Sống chung với COVID-19 không giống cúm mùa.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.