Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sống chung với COVID-19 không giống cúm mùa

Bệnh COVID-19 và cúm mùa có nhiều điểm giống nhau, nhưng sống chung với hai bệnh này là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Một số nước trên thế giới đang điều chỉnh các biện pháp hạn chế chống dịch để hướng đến “sống chung” với COVID-19, khi các đợt bùng phát mới liên tục diễn ra và những biến chủng khiến chiến lược phòng và trị bệnh trở nên phức tạp. Đến nay, COVID-19 lây lan cho hơn 184 triệu người trên thế giới, làm 3,98 triệu người chết.

Nhiều ý kiến so sánh COVID-19 với cúm. Các bệnh này mang nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều có nguồn gốc từ các loại virus đường hô hấp truyền nhiễm, khả năng gây chết người. Chúng có thể lây lan qua hỗn hợp dịch tiết lẫn trong không khí (aerosol), giọt bắn và các bề mặt bị nhiễm virus. Các triệu chứng chung có thể kể đến là ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi, trong mùa đông có thể khó phân biệt các bệnh nhân cúm và bệnh nhân COVID-19.

Nhưng hai bệnh này cũng có nhiều điểm khác biệt. COVID-19 lây lan nhanh hơn cúm và có thể gây ra triệu chứng nặng hơn. Các triệu chứng của SARS-CoV-2 mất nhiều thời gian biểu hiện hơn và khả năng người nhiễm lây truyền virus cho người khác trong thời gian dài hơn.

Sống chung với COVID-19 không giống cúm mùa - 1

Tiêm vaccine COVID-19. (Ảnh: PA)

Cúm mùa tồn tại lâu đời nên những người từng mắc bệnh hoặc tiêm vaccine kịp thích ứng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong xuống thấp.

Phân tích các đợt dịch cúm mùa trước đây cho thấy hệ số lây nhiễm cơ bản R đối với cúm mùa – số người mà một người nhiễm virus có thể lây truyền sang – trung bình là 1,28. Nghĩa là một nhóm 4 người mắc cúm có thể lây truyền virus sang cho 5 người khác.

Đối với SARS-CoV-2, đặc biệt là biến chủng Delta hiện ở khắp nơi trên thế giới, R được ước tính ở khoảng 7, nên nếu không có vaccine và các biện pháp can thiệp khác, một người có thể lây nhiễm cho trung bình 7 người khác. Vì các chương trình tiêm chủng và virus tiếp tục lây lan, cộng đồng sẽ có miễn dịch và giảm R xuống, nhưng xuống đến mức nào vẫn còn là câu hỏi gây tranh cãi.

Virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 cũng nguy hiểm hơn virus gây bệnh cúm, phần lớn vì người bệnh lớn tuổi dễ ảnh hưởng hơn rất nhiều, làm tăng nặng các bệnh lý nền đối với nhóm người này.

Số người chết vì cúm mùa tại Anh là 44.505 trong các mùa cúm từ 2015 đến 2019, tương đương với số người chết vì COVID-19 chỉ trong 9 tuần đầu 2021.

Các số liệu về cúm đã xem xét cả mức độ bảo vệ của vaccine cúm (hiệu quả 50% được cho là tốt). Tại Anh, vaccine COVID-19 (AstraZeneca và Pfizer/BioNTech) đang giảm khả năng nhập viện do COVID-19 xuống hơn 90%, từ đó giảm số người chết vì căn bệnh xuống ít hơn 20 người một ngày trong tuần qua. Các vaccine có tác dụng giúp giảm khả năng gây chết người hơn là giảm khả năng lây nhiễm của virus. Vì vậy số ca COVID-19 được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dịch bệnh càng phát triển, virus càng có cơ hội ảnh hưởng đến những người trong nhóm nguy cơ cao chưa tiêm vaccine, hoặc chưa được vaccine bảo vệ đủ.

Một điều nữa khiến việc sống chung với COVID-19 sẽ không giống sống chung với cúm đó là cơ chế toàn cầu kiếm soát dịch bệnh.

Mỗi năm, một mạng lưới giám sát toàn cầu sẽ phát hiện chủng cúm nào đang lưu hành và có khả năng trở thành mối đe dọa nhất vào mùa tiếp theo. Từ thông tin này, các cơ quan liên quan quyết định xây dựng chương trình vaccine năm theo chủng cúm nào. Trong suốt mùa cúm, các đơn vị y tế cộng đồng sẽ thống kê ca bệnh và đưa ra khuyến cáo chăm sóc y tế nếu cần thiết.

Nhưng dù có cơ chế bảo vệ, số người chết vì cúm một năm vẫn không nhỏ.

Trong khi đó, đối với virus gây COVID-19, chưa có hệ thống toàn cầu nào tương tự. Sống chung với dịch bệnh này sẽ là phải tìm cách đối phó với cả hai làn sóng (cúm và COVID-19) mỗi mùa đông.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID 19, vaccine và bệnh tự miễn.

PHƯƠNG ANH - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

  • 22/04/2024

    Trà dành cho hội chứng ruột kích thích

    Uống trà thảo dược có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hoá mạn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy hoặc táo bón.

Xem thêm