Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng tăng đông máu ở phụ nữ có thai: nguy hiểm khôn lường

Hội chứng tăng đông máu là một nhóm bệnh mà trong đó quá trình đông máu không diễn ra bình thường dẫn đến sự hình thành bất thường của cục máu đông trong lòng mạch.

Hội chứng tăng đông máu ở phụ nữ có thai: nguy hiểm khôn lường

Bình thường, cơ thể sẽ chỉ hình thành cục máu đông để cầm máu cho cơ thể sau khi bị tổn thương, chảy máu. Trong bệnh lý tăng đông máu, các cục máu đông sẽ hình thành nhiều hơn mức bình thường. Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm đặc biệt trên đối tượng phụ nữ có thai. Theo ước tính, ở Mỹ cứ 5 người thì có một người bị mắc hội chứng tăng đông máu.

Mọi phụ nữ có thai có thể chung sống bình thường với căn bệnh này. Tuy nhiên, nó có thể gây một số vấn đề về sức khỏe cho các bà bầu và trong những trường hợp nghiêm trọng, hội chứng tăng đông máu còn gây tử vong cho cả mẹ và con.

Các biến chứng bà bầu có thể gặp phải nếu mắc hội chứng tăng đông máu

Nếu bạn mắc phải một căn bệnh thuộc nhóm rối loạn tăng đông máu gọi là Hội chứng kháng thể kháng phospholipid (antiphospholipid syndrome – APS). Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng sau trong thai kỳ:

  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (Intrauterine growth restriction – IUGR): là hội chứng mà sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, do đó em bé sinh ra sẽ nhỏ hơn bình thường.
  • Thiểu năng/ suy nhau thai (placental insufficiency): nhau thai phát triển trong tử cung và có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cũng như oxy cho thai nhi thông qua dây rốn. Nếu nhau thai bị suy yếu, nó sẽ không thể thực hiện được chức năng vốn có khiến cho thai nhi không được nhận đủ chất dinh dưỡng và bị thiếu oxy.
  • Tiền sản giật (preeclampsia): là một hội chứng xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai thường trên đối tượng phụ nữ bị huyết áp cao khiến cho các cơ quan như gan và thận không thể làm việc tốt. Các triệu chứng khác bao gồm protein niệu, thay đổi thị giác và đau đầu dữ dội.
  • Sinh non: Khi em bé bị sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ.
  • Sẩy thai: khi thai nhi chết trong tử cung trước tuần 28 thai kỳ.
 
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng tăng đông máu

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng đông máu cao hơn bình thường:

  • Đã từng bị sảy thai 3 – 5 lần trước tuần thứ 10 và không rõ nguyên nhân; hoặc đã từng bị sảy thai sau tuần thứ 10 thai kỳ và không rõ nguyên nhân.
  • Đã từng bị lưu thai.
  • Đã từng sinh non trước tuần 34 thai kỳ do mắc hội chứng sản giật, tiền sản giật nặng hoặc một bất thường nào đó ở nhau thai.
  • Đã từng bị huyết khối trong quá trình mang thai.

Nếu bạn đã từng gặp phải các vấn đề trên, hãy trao đổi với bác sỹ để xét nghiệm chẩn đoán hội chứng tăng đông máu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn có được một sức khỏe tốt trong quá trình mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Chẩn đoán hội chứng tăng đông máu

Để chẩn đoán hội chứng này bạn sẽ cần thực hành một số xét nghiệm máu.

Nếu bạn đã từng gặp một số vấn đề về đông máu hoặc có tiền sử gia đình mắc hội chứng tăng đông máu, hãy trao đổi với bác sỹ để làm các xét nghiệm xác định xem bản thân có mắc hội chứng tăng đông máu do di truyền hay không.

Hầu hết những người mắc hội chứng này đề không có triệu chứng nào. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên có thể xuất hiện khi bạn mắc một số bệnh nào đó liên quan đến đông máu, bao gồm:

Huyết khối (thrombosis): khi có cục máu đông hình thành trong mạch máu và gây tắc nghẽn dòng chảy của máu. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất trong các tĩnh mạch sâu tại chân những cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể.

  • Huyết khối tĩnh mạch não (cerebral vein thrombosis - CVT): cục máu đông hình thành tại tĩnh mạch trên não. Các triệu chứng bao gồm đau đầu dai dẳng, nhìn mờ và co giật.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT): cục máu đông hình thành tại các tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể, thường là ở cẳng chân hoặc đùi. Triệu chứng bao gồm đau nhức, nóng và sưng lên ở tĩnh mạch, da ửng đỏ ở vùng có cục máu đông.

Nghẽn mạch phổi (pulmonary embolism – PE): Cục máu đông hình thành ở một nơi khác và di chuyển đến phổi gây nghẽn mạch phổi. Tình trạng này làm lượng oxy trong máu giảm xuống và gây tổn thương cho các cơ quan. Đây là một cấp cứu sản khoa nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thai kỳ. Dấu hiệu và triệu chứng của nghẽn mạch phổi bao gồm khó thở, tim đập nhanh và loạn nhịp, đau ngực, chóng mặt, cảm giác lo lắng bồn chồn, ho ra máu.

Huyết khối tĩnh mạch (venous thromboembolism - VTE): xảy ra khi cục máu đông bị vỡ và được máu tuần hoàn đưa đến các hệ cơ quan lớn như não, phổi và tim. Hội chứng này bao gồm DVT và PE. VTE có thể làm nghẽn các mạch máu ở não hoặc tim gây đột quỵ hoặc cơn đau tim.

Bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán những hội chứng trên. Các phương pháp này không gây đau và khá an toàn cho cả mẹ và con.

Điều trị hội chứng tăng đông máu

Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc:

  • Căn bệnh tăng đông máu mà bạn mắc phải
  • Bạn đã từng bị cục máu đông trước kia hay chưa
  • Tiền sử gia đình

Một số phụ nữ cần được điều trị bằng các thuốc chống đông máu ví dụ như heparin. Nếu bạn mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid và đã từng bị sảy thai, bác sỹ có thể kê aspirin liều thấp và heparin để dự phòng sảy thai.

Ngoài ra, một số phương pháp sau cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi:

  • Siêu âm: bác sỹ có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler để kiểm tra huyết động trong động mạch dây rốn.
  • Theo dõi nhịp tim thai: để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy.

Sau khi sinh, bác sỹ vẫn sẽ tiếp tục điều trị cho bạn bằng heparin hoặc một loại thuốc chống đông khác là warfare. Warfarin có thể sử dụng an toàn sau thai kỳ, ngay cả khi bạn cho con bú, tuy nhiên nó không được sử dụng cho phụ nữ có thai do nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Cần lưu ý là một số loại thuốc tránh thai có thể làm gia tăng nguy cơ bị cục máu đông và không an toàn khi sử dụng nếu bạn đang mắc phải hội chứng tăng đông máu. Do vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có thể lựa chọn một biện pháp tránh thai khác an toàn hơn.

Nguyên nhân gây hội chứng tăng đông máu

Hội chứng tăng đông máu mắc phải không phải là một bệnh di truyền mà tự nó hình thành và tiến triển, phổ biến nhất là hội chứng kháng thể kháng phospholipid (APS). APS là một rối loạn tự miễn tương tự như lupus ban đỏ.  Hội chứng này là tình trạng tăng đông qua trung gian kháng thể có đặc trưng là huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch tái đi tái lại và/hoặc bệnh lý về thai kỳ với sự hiện diện của tự kháng thể kháng protein huyết tương gắn phospholipid. Cứ 100 phụ nữ mang thai thì có 5 người mắc phải hội chứng APS.

Khi hội chứng tăng đông máu là di truyền trong gia đình,nguyên nhân có thể là do đột biến gien. Sự thay đổi cấu trúc của một số gien tổng hợp protein nào đó sẽ khiến bạn dễ mắc phải hội chứng này bao gồm:

  • Rối loạn yếu tố V Leiden
  • Rối loạn Prothrombin
  • Thiếu hụt protein C
  • Thiếu hụt protein S
  • Thiếu hụt antithrombin

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm