Tiền sản giật là biến chứng phổ biến và nặng nhất trong thai kì, ảnh hưởng tới khoảng 5 đến 10% những phụ nữ mang thai ở Úc. Từ 1 đến 2% số trường hợp tiền sản giật nặng đến mức có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
Cứ 5 ca đẻ thường sẽ có 1 ca tiền sản giật, tỷ lệ này khi đẻ mổ là 1 trên 6. Cơ chế của tình trạng này vẫn chưa được biết rõ, nhưng những yếu tố về gen và nhau thai có vẻ sẽ đóng những vai trò quan trọng. Vì một lí do nào đó, tiền sản giật thường phổ biến ở lần mang thai đầu hơn so với những lần mang thai sau. Huyết áp của người mẹ thường trở lại bình thường sau khi em bé được sinh ra và nhau thai đã được lấy ra.
Ảnh hưởng lên người mẹ
Tiền sản giật có thể phát triển ở bất kì thời điểm nào trong nửa sau của thai kì, nhưng thường phát triển trong những giai đoạn cuối của thời kì mang thai. Tiền sản giật thường gây huyết áp cao và protein niệu. Nó cũng có rất nhiều ảnh hưởng khác và thường liên quan đến hầu hết các cơ quan nội tạng. Ở dạng nặng nhất, nó có thể gây nên các vấn đề về thận, gan, não và máu (đặc biệt là hệ thống đông máu). Rất khó để dự đoán được ai sẽ gặp phải tiền sản giật, nhưng một số phụ nữ sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người khác, bao gồm:
Rối loạn này có thể không có triệu chứng
Trái với những suy nghĩ phổ biến của mọi người, không có bằng chứng nào cho thấy tiền sản giật gây ra bởi stress cảm xúc, làm việc quá nhiều hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ. Tiền sản giật ban đầu không có các triệu chứng rõ ràng và hầu hết những người phụ nữ đều cảm thấy bình thường. Đó là lý do vì sao việc đi khám trước sinh đều đặn là rất quan trọng. Nghi ngờ mắc tiền sản giật nếu có:
Những dấu hiệu nghiêm trọng
Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến động kinh, suy thận, suy gan, cục máu đông hoặc tử vong. Một số dấu hiệu khác của rối loạn này bao gồm:
Ảnh hưởng lên em bé
Khoảng 5 đến 10 % số ca sinh non ở Úc là do tiền sản giật và các biến chứng liên quan đến nó. Trong tử cung, em bé được nuôi dưỡng bởi một cơ quan nội tạng quan trọng khi mang thai, được gọi là nhau thai. Nhau thai sẽ cho phép oxi và các chất dinh dưỡng truyền từ máu của mẹ sang em bé và các chất thải (như CO2) sẽ được truyền từ máu của em bé sang mẹ.
Trong tiền sản giật, dòng máu chảy trong nhau thai sẽ trở nên chậm hơn. Trong những trường hợp nặng, em bé có thể dần dần bị thiếu oxi và các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển. Sự hạn chế tăng trưởng này sẽ đe dọa đến tính mạng em bé và sau đó dẫn đến việc phải sinh non. Một biến chứng khác của tiền sản giật là nhau thai bong non, nghĩa là nhau thai sẽ tách ra khỏi tử cung khiến người phụ nữ bị chảy máu âm đạo và đau bụng. Biến chứng này cần được cấp cứu khẩn cấp.
Chẩn đoán và điều trị
Một số triệu chứng của tiền sản giật, chẳng hạn như giữ nước, cũng là những dấu hiệu điển hình bình thường khi mang thai. Điều này có nghĩa là một số phụ nữ có thể bỏ qua các cảnh báo đầu tiên của tiền sản giật. Vì vậy, kiểm tra trước sinh đều đặn là rất quan trọng. Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa trị tiền sản giật. Đôi khi thuốc sẽ cần để kiểm soát huyết áp và phòng chống động kinh, nghỉ ngơi cũng có thể có lợi. Cách điều trị duy nhất là đưa em bé và nhau thai ra ngoài.
Các nghiên cứu gần đây
Việc sản phụ tự vong là rất hiếm. Tuy nhiên, tiền sản giật và các biến chứng liên quan đến nó chịu trách nhiệm khoảng 15% số ca tử vong ở sản phụ. Các nghiên cứu y học đang tìm kiếm những cách thức để dự đoán tiền sản giật nhằm giảm thiểu hơn nữa những nguy hiểm đối với các bà mẹ có nguy cơ cao và con của họ. Vì tiền sản giật thường di truyền trong gia đình, các nhà khoa học gần đây đang tìm kiếm những gen đặc trưng có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu gen này được khám phá ra thì người ta mong rằng sẽ có được những bài kiểm tra trước khi mang thai đối với tiền sản giật.
Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu
Những điều cần nhớ
Một số bằng chứng sơ bộ cho thấy bơ có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên, ăn nhiều lại khiến bạn tăng cân. Bạn nên ăn bơ 2 lần mỗi tuần hoặc ăn mỗi ngày lượng vừa đủ (khoảng 100-130g).
Vào dịp nghỉ lễ tết chúng ta thường "nuông chiều" cơ thể một nên dễ dàng tăng cân và khó giữ dáng. Lời khuyên dưới đây giúp bạn không tăng cân và giữ dáng.
Không có đồ uống nào có thể giúp giảm cân mà chỉ có thể sử dụng kết hợp với chế độ ăn và luyện tập để hỗ trợ giảm cân bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo.
Nếu sữa không phải là một lựa chọn cho bạn (dựa trên sở thích khẩu vị hoặc bạn là người ăn chay trường, ăn chay hoặc hạn chế đường lactose) thì có một số lựa chọn thay thế
Nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã cho thấy: nhiễm COVID-19 gây nên các tình trạng thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Bên cạnh đó, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ phát triển các tổn thương dai dẳng dẫn đến chảy máu não, cũng như các tình trạng thần kinh không thể phục hồi.
Nguyên chất, không béo, giảm, tách béo, hạnh nhân, đậu nành, gạo - con đường đi bán sữa của các cửa hàng tạp hóa không ngừng mở rộng.
Vào mùa hè, việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, côn trùng và thực vật độc có thể gây ra một số phát ban ngứa và đau.
Cùng với những lợi ích khác, ăn uống lành mạnh và năng động có thể giúp bạn cải thiện được tối đa tình trạng thoái hóa khớp.