Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thảo dược và gia vị cho bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh do viêm mãn tính gây tổn thương đến các khớp. Thêm các loại thảo mộc và gia vị chống viêm vào chế độ ăn của bạn sẽ là một ý tưởng tốt và hiệu quả lâu dài.

Thảo dược và gia vị cho bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, chưa có đầy đủ bằng chứng để chứng minh hiệu quả của những loại thảo mộc và gia vị này đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, cũng như chưa có khuyến cáo về việc bổ sung những loại thảo mộc chống viêm vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những loại thảo mộc này thực sự có chứa những thành phần chống viêm. Hơn nữa, việc bổ sung chúng vào trong bữa ăn, ít nhất, sẽ làm tăng hương vị cho bữa ăn của bạn.

Dưới đây là 7 loại thảo mộc và gia vị nên cân nhắc nếu bạn đang phải chịu những cơn đau do viêm khớp.

Gừng

Gingerol là một hoạt chất có nhiều trong gừng, giúp gừng có hương vị riêng và được coi là có thành phần chống viêm. Các chất có trong gừng được chứng minh là có thể làm giảm hoạt động của tế bào T – loại tế bào miễn dịch có thể dẫn đến tình trạng viêm hệ thống, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 7 năm 2015 trên Phytotherapy Research.
Bạn có thể cho thêm gừng tươi, thái lát hoặc đập dập khi ướp hoặc xào nấu các món ăn. Bên cạnh đó ăn gừng tươi ngâm cũng là một lựa chọn khá thú vị. Gừng có thể có ích cho bạn trong việc kiểm soát triệu chứng viêm khớp và bạn nên trao đổi với một chuyên gia về thảo dược để bổ sung gừng đúng cách.

Nghệ

Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, tinh chất nghệ có chứa các thành phần chống viêm. Trong một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí The AAPS Journal, curcumin chính là thành phần giúp nghệ có màu vàng, và các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas đã chứng minh rằng, curcumin có tác dụng chống khuẩn, chống ung thư cũng như chống viêm, và có thể giúp ích đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.
Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm rất mạnh, và có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp. Nhưng bạn nên thận trọng, bởi nghệ cũng có tác dụng làm loãng máu và nên tránh dùng quá nhiều nghệ nếu bạn đã đang dùng thuốc làm loãng máu rồi.

Trà xanh

Trà xanh có chứa polyphenol, có tác dụng làm giảm viêm và bảo vệ khớp, theo một nghiên cứu được xuất bản tháng 12 năm 2014 trên Arthritis Research & Therapy. Bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng, polyphenol rất giàu khả năng chống oxy hóa và có thể làm giảm phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Điều này rất quan trọng bởi viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, mà hệ miễn dịch sẽ tấn công các khớp, gây sưng và đau khớp.
Và bạn cũng không nhất thiết phải uống trà xanh đơn thuần, mà có thể thử uống trà xanh với chút bạc hà và đá mát lạnh. Các đồ uống bổ sung matcha hay các loại bánh, món ăn có matcha là lựa chọn thú vị và dễ hấp thu.

Quế

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, vỏ của cây quế được sử dụng với rất nhiều mục đích, ví dụ như dùng làm trà hoặc làm thuốc chữa bệnh. Quế có một số thành phần có tác dụng chống viêm. Là một loại thảo dược có tính nóng, quế rất hữu dụng đối với các cơn đau, đặc biệt là những cơn đau diễn biến nặng hơn khi thời tiết lạnh. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, một số hóa chất thực vật có trong quế có tác dụng làm giảm viêm, nhưng cần xác định được mức độ tập trung của những hóa chất thực vật này. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Food & Nutrition vào tháng 3 năm 2015.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều quế thì có thể sẽ không an toàn cho phụ nữ có thai. 6 gam quế/ngày được coi là mức an toàn, nhưng nếu nhiều hơn thì loại thảo mộc này có thể cản trở tình trạng đông máu cũng như cản trở tác dụng của các loại thuốc làm loãng máu.

Với tình trạng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp, quế là một lựa chọn tốt, nhưng chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ. Bột quế có thể được thêm vào món cháo yến mạch, hoặc thậm chí thêm vào các loại tráng miệng.

Tỏi

Tỏi tươi có thể làm tăng hương vị cho bất cứ món ăn nào và có thể làm giảm những cơn đau do viêm khớp dạng thấp. Một nghiên cứu năm 2013 xuất bản trên Food and Chemical Toxicology chứng minh rằng, tỏi có tác dụng chống viêm rất mạnh vì có thể ức chế sự sản xuất ra các chất gây viêm tên là cytokine. Nhưng nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, việc làm nóng chiết xuất từ tỏi sẽ làm giảm đi hoạt chất chống viêm này, do vậy bạn nên hạn chế phi tỏi hoặc đun tỏi quá nóng.

Tỏi có thể được thêm vào rất nhiều loại món ăn khác nhau, bao gồm rau xào, sandwich nướng. Bạn cũng có thể dùng tỏi trong các loại nước sốt ăn kèm với món rau hay salad hoặc các món tỏi ngâm dấm ớt cũng sẽ là một loại gia vị làm cho món ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn.

Vỏ cây liễu

Vỏ cây liễu đã được chứng minh là giúp làm giảm các dấu hiệu viêm, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 4 năm 2013 trên Phytotherapy Research. Khi các nhà nghiên cứu cho 436 bệnh nhân bị đau do viêm khớp hoặc đau lưng sử dụng vỏ cây liễu trong vòng 3 tuần, thì các bệnh nhân này đều nhận thấy cơn đau giảm đi rõ rệt, theo một báo cáo tháng 8 năm 2013 trên Phytomedicine.

Những điều bạn cần lưu ý...

Việc thêm các gia vị và thảo mộc trên vào trong chế độ ăn để tăng hoạt tính chống viêm thường được coi là an toàn. Bạn nên sử dụng thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ ít nhất trước hoặc sau khi uống thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khoảng 2 tiếng.

Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ  trước khi quyết định sử dụng những loại thảo mộc này, vì bác sỹ có thể cân nhắc đến nhiều yếu tố khác, bao gồm tình trạng sức khỏe nói chung và triệu chứng bệnh của bạn, trước khi đưa ra lời khuyên về một loại thảo mộc cụ thể nào đó. Nếu bạn muốn sử dụng gia vị và thảo mộc với liều cao, số lượng lớn, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp toàn diện điều trị viêm xương khớp

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/09/2023

    Bà bầu tiếp xúc với không khí ô nhiễm sinh con nhẹ cân hơn

    Một nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí, ngay cả ở mức độ tương đối thấp, có liên quan đến việc phụ nữ sinh con nhẹ cân hơn.

  • 25/09/2023

    7 loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe nên dùng trong nấu ăn

    Với đa dạng loại dầu ăn trên thị trường, người tiêu dùng băn khoăn nên dùng loại dầu nào tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt khi nấu trong nhiệt độ cao. Dưới đây là 7 loại dầu nhiều dinh dưỡng và an toàn khi đun nấu.

  • 25/09/2023

    6 dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ và cách cải thiện

    Máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Máu nhiễm mỡ gần như không có biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên một số dấu hiệu sau có thể giúp cảnh báo bệnh.

  • 25/09/2023

    Tại sao bàn chân của bạn luôn lạnh?

    Bàn chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến. Trong hầu hết trường hợp thì bạn không phải lo lắng, nhưng nếu bàn chân lạnh thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn.

  • 24/09/2023

    12 cách giảm mỏi mắt khi dùng máy tính

    Các dấu hiệu cho thấy có thể bạn mắc hội chứng thị giác máy tính, còn được gọi là mỏi mắt kỹ thuật số, bao gồm: mờ mắt, khô mắt, mỏi mắt, đau đầu, đau cổ và vai. Dưới đây là 12 cách bạn có thể thực hiện để giảm tình trạng khô mắt và căng thẳng.

  • 24/09/2023

    5 lợi ích của việc dùng chỉ nha khoa

    Dùng chỉ nha khoa thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng của bạn. Khi bạn bỏ qua việc dùng chỉ nha khoa, mảng bám có thể tích tụ giữa răng và dọc theo đường viền nướu. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng.

  • 24/09/2023

    Các tác nhân gây bệnh gout

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các tác nhân gây ra bệnh gout.

  • 23/09/2023

    Choline – Dưỡng chất cần thiết cho não bộ

    Chế độ ăn của bạn không thể thiếu những thực phẩm giàu choline. Đây là dưỡng chất cần thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của não bộ.

Xem thêm