Phụ nữ mang thai cần có hiểu biết để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt giúp cho thai nhi khỏe mạnh.
Đối với bà bầu, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, nhau thai và tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.
Sắt tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố Hemoglobin - sắc tố trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Ở phụ nữ có thai, bổ sung sắt là để tạo thêm máu cho cả mẹ và thai nhi. Lúc này, sắt là yếu tố cần thiết để đảm bảo quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể và chuyển qua nhau thai đến em bé.
Trong quá trình mang thai, tim của người mẹ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Kéo theo đó là thể tích máu cũng tăng 30 – 50% so với bình thường. Sự tăng thể tích máu này đòi hỏi cơ thể phải được nạp thêm lượng sắt và acid folic để tạo ra nhiều máu hơn cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Nếu không cung cấp đủ sắt, lượng huyết sắc tố cũng giảm theo. Điều này có thể làm giảm việc cung cấp oxy cho các tế bào và các cơ quan, từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khi mang thai bà bầu bị nghén, mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu.
Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu khi mang thai nhiều hơn.
(Ảnh minh họa)
Thiếu máu khi mang thai xảy ra nhiều với thai phụ ở vùng nông thôn, vùng miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu khi mang thai nhiều hơn.
Bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt khi xét nghiệm máu thấy hemoglobin (Hb) dưới 10,5g/dl, serum ferritin dưới 30g/dl, độ bão hòa transferrin dưới 20%. Bà bầu nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản để kịp thời bổ sung thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống khi có các dấu hiệu sau:
Hay mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Cảm giác tim đập nhanh hơn bình thường mặc dù không gắng sức.
Tóc bị rụng không nguyên nhân. Móng tay chân nhợt nhạt dễ bong, gãy.
Da nhợt nhạt hoặc vàng.
Khó thở.
Hay bồn chồn, hồi hộp.
Thèm ăn những đồ lạ mà trước đây không ăn.
Như đã cảnh báo, thai phụ thiếu máu thiếu sắt nếu không được điều trị, bổ sung kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả mẹ và con. Với bà bầu sẽ bị sảy thai, bong nhau, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ , tiền sản giật, băng huyết…khi thiếu máu, thiếu sắt. Với thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, yếu. Thai nhi sinh non tháng. Khi điều trị bệnh thì bị kéo dài thời gian, dễ mắc bệnh hơn so với trẻ mà mẹ không bị thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng đến trí não, làm suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này. Con của những bà bầu bị thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.
Để hạn chế thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu, không có giải pháp nào tối ưu hơn là phải đáp ứng đủ nhu cầu nặng lượng, các chất dinh dưỡng và chú trọng vào bữa ăn hằng ngày trong suốt thai kỳ.
Thai phụ thiếu máu thiếu sắt nếu không được điều trị, bổ sung kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả mẹ và con.
Bữa ăn hằng ngày cung cấp đủ các thành phần: đạm, sắt, vitamin. Đó là các chất có trong thịt, cá, lòng đỏ trứng gà, rau xanh, trái cây tươi.
Bổ sung các thực phẩm giàu acid folic như rau xanh, gan, thận, các loại nấm tươi, các loại đậu đỗ, hạt ngũ cốc…
Uống bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Khi uống nên uống nhiều nước để tránh táo bón.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu sắt trầm trọng.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?