Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau cổ, đau lưng, tê bì... có thể bạn gặp bệnh lý nguy hiểm mà không biết

Một số bệnh nhân hẹp ống sống không biểu hiện triệu chứng. Số khác có thể thấy đau, tê bì, châm chích và yếu cơ. Những triệu chứng này có thể xấu đi theo thời gian. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, BV Việt Đức cung cấp các thông tin quan trọng.

1. Hẹp ống sống thường xảy ra ở vùng lưng dưới và vùng cổ

Hẹp ống sống là tình trạng hẹp các khoảng không trong cột sống, có thể gây chèn ép các sợi thần kinh đi từ cột sống. Hẹp ống sống thường xảy ra hơn cả ở vùng lưng dưới và vùng cổ.

Một số bệnh nhân hẹp ống sống không biểu hiện triệu chứng. Số khác có thể thấy đau, tê bì, châm chích và yếu cơ. Những triệu chứng này có thể xấu đi theo thời gian.

Hẹp ống sống chủ yếu gây ra bởi hiện tượng rách và mài mòn trong cột sống do viêm xương khớp. Trong trường hợp hẹp nặng, thầy thuốc có thể phải đề xuất phẫu thuật nhằm mở rộng khoảng không cho tủy sống hay các dây thần kinh.

Hẹp ống sống thường xảy ra cả ở vùng lưng dưới và vùng cổ.

2. Phân loại hẹp ống sống

Hẹp ống sống được phân loại theo vị trí xảy ra, một bệnh nhân có thể mắc một hay nhiều chỗ hẹp. Hai loại hẹp ống sống chính gồm:

- Hẹp ống sống cổ: tức vùng hẹp xuất hiện ở ngang mức cổ.

- Hẹp ống sống thắt lưng: vùng hẹp xuất hiện ngang mức lưng dưới. Đây cũng là kiểu hẹp ống sống thường gặp nhất.

3. Khi nào cần đi khám?

Nhiều bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng nào nhưng khi chụp trên film CT/MRI lại cho thấy bị hẹp ống sống. Khi cảm nhận thấy các triệu chứng, thường là bệnh sẽ dần trở nặng theo thời gian. Các triệu chứng có thể rất khác nhau tùy theo vị trí hẹp và các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi thấy có các triệu chứng dưới đây nên đi khám ngay.

- Hẹp vùng cổ (hẹp ống sống cổ):

  • Tê bì, châm chích một bàn tay, cánh tay, bàn chân, hoặc cẳng chân.

  • Yếu vận động một bàn tay, cánh tay, bàn chân, hoặc cẳng chân.

  • Khó đi lại, khó giữ thăng bằng

  • Đau cổ

  • Trường hợp nặng có rối loạn chức năng ruột/bàng quang (tiểu dầm, tiểu són)

- Hẹp vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng):

  • Tê bì, châm chích một bên bàn chân hay cẳng chân

  • Yếu vận động một bên bàn chân hay cẳng chân

  • Đau, chuột rút một hoặc cả hai chân sau khi đứng lâu hoặc sau đi lại. Đau giảm khi cúi về phía trước hoặc ngồi xuống.

Hình ảnh hẹp ống sống thắt lưng.

4. Nguyên nhân hẹp ống sống

Do thoát vị đĩa đệm và chồi xương: Xương cột sống chạy dài từ cổ xuống dưới thắt lưng. Các đốt sống của cột sống tạo một ống sống bên trong, giúp bảo vệ tủy sống (chứa các dây thần kinh). Một số người bẩm sinh đã có ống cột sống nhỏ. Tuy nhiên hầu hết hẹp ống sống xảy ra khi một bệnh lý làm thu hẹp khoảng không của ống sống trong cột sống.

Các nguyên nhân gây hẹp ống sống có thể là:

Do sinh xương quá mức: Viêm xương khớp làm rách và mòn các mô ở cột sống; kích thích sinh các chồi xương, có thể mọc vào trong ống sống. Bệnh Paget là một bệnh lý xương thường xảy ra ở người lớn, cũng có thể gây sinh xương quá mức.

- Do thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm, hay các khối mềm có tác dụng giảm sốc giữa các đốt sống sẽ khô dần do lão hoá. Nứt lớp vỏ ngoài đĩa đệm có thể gây rò rỉ chất keo bên trong và chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh.

- Do dày dây chằng: Các dây chằng rắn chắc giúp giữ vị trí các đốt sống cũng có thể bị dày lên và cứng nhắc theo thời gian. Những dây chằng quá dày có thể chèn vào ống cột sống.

- Do các khối u: U có thể phát triển bất thường trong ống cột sống, trong các màng che phủ tủy sống, hoặc trong khoảng trống giữa tủy sống và đốt sống. Nhóm bệnh này ít gặp và thường được phát hiện khi chụp MRI hay CT.

- Do chấn thương cột sống: Tai nạn và nhiều chấn thương khác có thể gây gãy trật một hay nhiều đốt sống. Di lệch xương trong gãy đốt sống có thể làm tổn thương các thành phần trong ống cột sống. Sưng nề các mô lân cận ngay sau mổ cột sống cũng có thể chèn ép lên tủy sống hay các dây thần kinh.

5. Đối tượng hay bị hẹp ống sống

Hầu hết bệnh nhân hẹp ống sống trên 50 tuổi. Mặc dù thoái hóa có thể gây hẹp ống sống ở những bệnh nhân trẻ hơn, lúc đó cần xét nhiều yếu tố khác. Chúng bao gồm chấn thương, dị dạng cột sống bẩm sinh (như vẹo), bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến phát triển cơ xương toàn cơ thể. Chụp chiếu cột sống có thể giúp phân biệt các nguyên nhân này.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa khám cột sống cổ cho bệnh nhân.

6. Biến chứng do hẹp ống sống

Đôi khi, hẹp ống sống nặng không được điều trị có thể tăng nặng và gây hệ quả không hồi phục như:

  • Tê bì

  • Yếu vận động

  • Rối loạn thăng bằng

  • Són tiểu

  • Yếu liệt

7. Chẩn đoán hình ảnh để phát hiện hẹp ống sống

Để chẩn đoán hẹp ống sống, thầy thuốc cần khai thác các triệu chứng, thảo luận về bệnh sử cũng như tiến hành thăm khám. Thầy thuốc cũng có thể yêu cầu chụp chiếu để làm rõ các dấu hiệu và triệu chứng.

Chụp X-quang: Chụp X-quang cột sống cho thấy các thay đổi mô xương, ví dụ chồi xương làm hẹp khoang ống sống. Mỗi lần chụp X-quang đều có phơi nhiễm với ít phóng xạ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ảnh mặt cắt của cột sống. Phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương đĩa đệm và dây chằng, cũng như các tổ chức u nếu có. Quan trọng hơn cả, MRI giúp phát hiện vị trí tủy sống bị chèn ép.

Chụp CT tủy sống: Nếu không có MRI, thầy thuốc có thể đề xuất chụp cắt lớp vi tính (CT), một phương pháp chụp kết hợp ảnh X-quang chụp từ nhiều góc độ để tạo ảnh mặt cắt lớp chi tiết của cơ thể.

Trong chụp tủy sống, CT được tiến hành sau khi tiêm thuốc cản quang. Thuốc cản quang tạo ảnh cột sống và các dây thần kinh, cũng như cho thấy thoát vị đĩa đệm, chồi xương và u.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Triệu chứng hẹp ống sống trung tâm.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm