Bắp cải tím quả thật có ích cho sức khỏe chúng ta bên cạnh xà lách và mồng tơi, với 8 lợi ích đáng chú ý của bắp cải tim do trang web Healthline liệt kê - Ảnh: Healthline.
1. Bắp cải tím giàu chất dinh dưỡng
Mặc dù bắp cải tím ít lượng calories, nó vẫn có một lượng dinh dưỡng nổi bật.
89 gram cải tím cung cấp năng lượng 28 calories, bao gồm:
Protein: 1 gram
Carbohydrate: 7 gram
Chất xơ: 2 gram
Vitamin C chiếm đến 56% giá trị dinh dưỡng hằng ngày
Vitamin K chiếm đến 28%
Vitamin B6 chiếm đến 11%
Vitamin A chiếm đến 6%
Kali chiếm đến 5%
Thiamine chiếm đến 5%
Riboflavin chiếm đến 5%
Cải tím cũng cung cấp hàm lượng sắt, canxi, magie, photpho, đồng và kẽm cho cơ thể.
2. Tổng hợp hợp chất thực vật lành mạnh
Cải tím có nhiều chất chống oxy hóa và nó có thể chống tình trạng tổn hại tế bào.
Chất chống oxy hóa của cải tím bao gồm vitamin C, carotenoids, flavonoid chẳng hạn như anthocyanins và kaempferol.
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hóa của cải tím cao gấp 4,5 lần so với các loại cải xanh khác.
Hơn nữa, cải tím là một loại thực phẩm có hàm lượng chống oxy hóa cao nhất.
Cải tím còn giàu hàm lượng sulforaphane, đây là hợp chất sulfur có trong cải sống. Chất sulforaphane sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chống ung thư.
3. Cải tím giúp chống viêm
Cải tím có thể chống tình trạng viêm, nhiều người cho rằng cải này có thể chống lại được nhiều bệnh.
Một thí nghiệm cho thấy cải tím có thể giảm nguy cơ viêm đường ruột từ 22 đến 40%.
Nghiên cứu ở động vật khẳng định chất sulforaphane xuất hiện nhiều ở các loại rau cải. Đây có thể là nhờ tính hiệu quả chống viêm của các loại rau trên.
Đáng chú ý hơn, đắp lá cải lên da có thể sẽ giảm tình trạng viêm da. Hơn nữa, cải tím giau sưng vú, nôn mửa và tình trạng viêm vú của người mẹ trong thời gian đầu sau khi sinh con.
Người lớn bị viêm khớp đắp lá cải lên đầu gối một lần trong ngày sẽ giảm đau trong 4 tuần. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của lá cải không hiệu quả bằng thuốc bôi giảm đau.
4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Có thể nhờ chất anthocyanins, cải tím cũng giúp người ăn cải thiện sức khỏe tim mạch và có màu tím.
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm giàu chất anthocyanin có thể giảm nguy cơ đau tim từ 11 đến 32%. Ngoài ra, cơ thể có đủ chất anthocyanin có thể giảm nguy cơ bệnh tim và loại rau này chứa hơn 36 loại anthocyanins.
5. Giúp xương rắn chắc hơn
Cải tím cũng có các hợp chất giúp xương rắn chắc, trong đó có chất vitamin C và vitamin K. Bên cạnh đó, nó cũng có canxi, mangan, và kẽm.
56% vitamin C của 89 gram cải tím sẽ giúp xương ta cứng rắn. Cải tím cũng giàu chất vitamin K1.
Vitamin K1 thường có nhiều trong rau xanh. Chất này khác vitamin K2, vì vitamin K2 xuất hiện nhiều trong thực phẩm động vật và món ăn lên men.
Hiện tại, ta cần thêm nghiên cứu để biết vitamin K có đóng vài trò quan trọng trong việc giúp xương khỏe mạnh và rắn chắc hay không.
6. Giúp chống bệnh ung thư
Mặc dù cải tím giúp cơ thể chống bệnh ung thư, vẫn cần thêm nghiên cứu để biết rõ hơn về loại rau này. Các nhà khoa học đang nghiên cứu hai chất sulforaphane và anthocyanins để biết rõ hơn chúng có chống ung thư hay không.
7. Cải thiện sức hỏe đường ruột
Cải tím có thể cải thiện chức năng của đường ruột. Có bằng chứng cho rằng cải tím có thể nguy cơ viêm ruột và viêm niêm mạt ruột (đây là một tác dụng phụ khi điều trị ung thư).
Không những cải tím giúp bảo vệ ruột, mà chất xơ của nó còn giúp ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chất xơ dễ tiêu của cải tím có thể giúp phân mềm hơn và giảm táo bón.
8. Dễ được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Đây là loại rau có thể ăn sống hay nấu chín. Vì vậy, cải tím có thể được ăn trong tất cả mọi bữa ăn miễn sao hợp khẩu vị của người ăn. Cải tím có thể được đun sôi và trộn với bánh bao hay trộn với rượu đỏ, rượu vang, táo, cà rốt và củ cải đường.
Cải tím có thể được nướng cùng thịt hay đậu nấu hay ta có thể dùng cùng súp, xà lách và các món ăn nóng khác.
Hơn nữa, món cải tím có thể được dùng làm món xà lách trộn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu thể chất của bệnh tim mạch.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.