Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nước ép trái cây và hiệu quả giảm táo bón

Nhiều người thường xuyên gặp phải không ít rắc rối với chứng táo bón kinh niên và thường tự hỏi liệu có phương pháp đơn giản tại nhà giúp làm giảm chứng bệnh khó chịu này. Tin vui là nhiều loại nước quả có tác dụng vô cùng công hiệu giúp bạn đánh tan cảm giác khó chịu mỗi lần ngồi trong nhà vệ sinh.

Nước ép trái câyvà hiệu quả giảm táo bón

Các triệu chứng của táo bón

Theo Mayo Clinic, táo bón được định nghĩa là tình trạng đại tiện khó và ít hơn 3 lần/tuần. Ngay cả khi bạn vẫn đại tiện được hàng ngày nhưng tình trạng phân khô cứng, khó rặn cũng là một dấu hiệu khác của căn bệnh này.

Các triệu chứng của táo bón bao gồm:

  • Đại tiện không thường xuyên (dưới 3 lần/tuần)
  • Phân khô cứng
  • Phải rặn nhiều khi đại tiện
  • Cảm giác bít tắc và không thể làm rỗng trong đường tiêu hóa

Các biến chứng có thể gặp phải do táo bón

Bình thường táo bón không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên và kéo dài tới hơn vài tuần, các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Trĩ (gây xuất huyết, chảy máu hậu môn)
  • Nứt hậu môn
  • Phân đóng khối trong đại tràng
  • Sa trực tràng

Nguyên nhân gây táo bón

Chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón không phải luôn dễ dàng. Táo bón xảy ra khi các chất thải di chuyển qua đường tiêu hóa quá chậm và tích tụ lại trong đại tràng và trở nên khô, cứng gây nên tình trạng khó rặn.

Các nguyên nhân gây táo bón mạn tính bao gồm:

  • Tắc nghẽn đại tràng hoặc trực tràng
  • Rối loạn các dây thần kinh ở đại tràng hoặc trực tràng
  • Bệnh lý ở vùng cơ chậu
  • Rối loạn nội tiết tố như bệnh tiểu đường, đang trong thai kỳ, suy giáp hay cường cận giáp.

Do vậy, khi bạn đột ngột gặp phải vấn đề nào đó về việc đại tiện, tốt nhất là đi khám bác sỹ để kiểm tra xem mình có gặp phải một trong các bệnh lý nêu trên hay không.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh táo bón

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng táo bón bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ
  • Những người bị mất nước
  • Những người có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Những người ít luyện tập thể dục
  • Những người sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ

Nước ép trái cây và táo bón

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of the American Academy of Nurse Practitioners, các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số loại nước trái cây có thể giúp làm tăng hàm lượng nước trong phân và tăng tần suất đại tiện. Những nước quả này có chứa sorbitol là một carbohydrate không bị chuyển hóa trong đường tiêu hóa.

Uống nước trái cây là một biện pháp vô cùng đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Hầu hết các loại nước quả ít nhiều đều có khả năng giảm chứng táo bón. Tuy nhiên, những loại nước có chứa thành phần sorbitol tự nhiên, bao gồm nước ép mận, táo và lê là những loại có hiệu quả giảm táo bón tốt nhất.

Nước trái cây là một lựa chọn phù hợp đối với mọi lứa tuổi trừ trẻ sơ sinh. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm với thức ăn rắn. Trong trường hợp này, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về các biện pháp bạn có thể sử dụng để điều trị chứng táo bón ở trẻ nhỏ.

Nước trái cây và liều lượng thích hợp

Nếu bạn muốn uống nước trái cây để điều trị táo bón, hãy lưu ý rằng một lượng nhỏ là đủ đối với bạn. Để mang lại kết quả tốt nhất, Cleveland Clinic khuyến nghị người lớn chỉ nên uống từ nửa cốc đến 1 cốc nước trái cây, một lần/ngày vào buổi sáng. Bạn cũng nên đặt mục tiêu uống nhiều hơn 8 cốc nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nước ép mận khô

Nước ép mận khô đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón vì loại nước ép này có nhiều chất xơ. Một ly khoảng 225 g nước ép mận có chứa khoảng  2.6 gram chất xơ, tương đương với 10% nhu cầu khuyến cáo hàng ngày. Chất xơ làm tăng khối lượng phân, sorbitol trong mận lại làm mềm phân, giúp chúng ta dễ đại tiện hơn. Nước ép mận khô cũng đồng thời là nguồn cung cấp vitamin C và chất sắt.

Thay thế nước ép bằng việc ăn mận khô cũng làm giảm táo bón rất hiệu quả. Theo một nghiên cứu, mận khô được coi là liệu pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị chứng táo bón.

Nước ép táo

Nước ép táo là một loại nước quả có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Đây là loại nước quả được khuyến cáo sử dụng cho những trẻ em mắc chứng táo bón do có chứa tỷ lệ giữa fructose/glucose và thành phần sorbitol khá cao. Tuy nhiên ví lý do này nên sử dụng một lượng lớn nước ép táo cũng có thể gây khó chịu tại ruột.

Bạn có thể cho rằng nước ép táo tốt như vậy thì nước sốt táo cũng sẽ giúp làm giảm táo bón. Tuy nhiên, sự thực không hoàn toàn như vậy. Sốt táo có chứa hàm lượng pectin cao hơn là nước ép táo. Pectin là một chất làm tăng khối lượng phân, nhưng cũng làm phân trở nên rắn hơn và khó rặn hơn. Do vậy, sốt táo có lẽ là một lựa chọn tốt hơn khi bạn bị tiêu chảy.

Nước ép lê

Một lựa chọn khác cũng rất tốt cho chứng táo bón của bạn đó là nước ép từ quả lê. Loại nước ép này có chứa hàm lượng sorbitol cao gấp 4 lần so với nước ép táo, và cũng được khuyên sử dụng cho những trẻ mắc táo bón. Nước ép lê không giàu vitamin như nước ép mận khô, tuy nhiên nhiều trẻ em khá yêu thích vị của nó.

Các loại đồ uống khác

Chứng táo bón cũng sẽ giảm ít nhiều khi bạn uống một cốc nước ấm có vắt một ít chanh. Các loại đồ uống khác có thể hỗ trợ chống lại chứng táo bón bao gồm trà và nước ấm. Tốt nhất là nên tránh uống các loại nước có ga cho đến khi căn bệnh này chấm dứt.

Các tác dụng không mong muốn

Nếu bạn đang buộc phải tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt thì nước ép trái cây có thể là một sự lựa chọn hợp lý cho bạn. Trường hợp bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên tránh xa các loại đồ uống có đường, bao gồm cả nước quả. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nếu bạn vẫn muốn uống nước trái cây thì nên chọn những loại nước thành phần 100% tự nhiên không bổ sung thêm đường. Trung bình 120 ml nước trái cây (khoảng nửa cốc) có chứa khoảng 15 gram carbohydrate và trên 50 calorie.

Nói chung, tốt nhất là nên hạn chế lượng nước quả tiêu thụ. Hàm lượng đường cao trong nước quả, như đường fructose, có thể gây khó chịu tại đường tiêu hóa do kém hấp thu. Trẻ em dưới 10 tuổi là nhóm đối tượng đặc biệt để bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy hay đau dạ dày.

Lưu ý

  • Khi bị táo bón, bạn có thể sử dụng các loại nước quả nêu trên nhưng nhớ theo dõi xem chứng táo bón có được cải thiện hay không. 
  • Ngay cả khi bạn không thấy sự chuyển biến nào nhưng cũng không nên tăng lượng nước quả tiêu thụ. Uống quá nhiều nước trái cây có thể gây tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Bạn nên đi khám bác sỹ trong trường hợp căn bệnh táo bón kéo dài trên 3 tháng. Bạn có thể đang bị mắc chứng táo bón mạn tính.

Các mẹo nhỏ giúp phòng táo bón

Cùng với việc uống nhiều nước và nước trái cây, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò tích cực giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón:

  • Tập thể dục thường xuyên, như đi bộ, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để cung cấp đủ chất xơ.
  • Không nên nhịn đi đại tiện. Hãy đi vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu.
  • Nên ăn nhiều các loại thực phẩm, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ hơn là các loại đã qua chế biến.

Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì tốt nhất là nên đi khám bác sỹ. Bạn có thể đang bị mắc một căn bệnh nào đó mà táo bón chỉ là một trong các triệu chứng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng táo bón.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây táo bón mạn tính (phần 1) Nguyên nhân gây táo bón mạn tính (phần 2)

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm