Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những yếu tố gây khởi phát cơn Gút cấp

Hàng loạt các yếu tố bao gồm cả thức ăn, đồ uống hay căng thẳng, một số thuốc mà bạn sử dụng có thể làm tăng lượng axit uric trong máu.

Những yếu tố thường gặp

Có một số yếu tố có thể kích hoạt cơn gút ở hầu hết các bệnh nhân bị Gút:

  • Thực phẩm: Những thực phẩm chứa nhiều purin có thể làm tăng lượng axit uric trong máu. Ví dụ như nội tạng động vật – gan; hải sản – cá mòi, cá cơm, cá hồi, hến; và thậm chí là một số loại rau như rau chân vịt. Chỉ cần ăn một trong số các loại thực phẩm này hoặc kết hợp chúng với nhau có thể làm khởi phát con Gút. Purin còn được tìm thấy với hàm lượng khác nhau trong tất cả những thực phẩm có chứa protein.
  • Đồ uống có cồn: Bia và rượu có thể làm tăng axit uric trong máu và gây bùng phát cơn Gút. Bên cạnh đó, chúng còn khiến bạn bị mất nước – cũng là một tác nhân gây khởi phát Gút. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bằng cách uống một lượng vừa phải.
  • Thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh cao huyết áp hoặc suy tim có thể gây bùng phát Gút, ví dụ như thuốc lợi tiểu, chẹn beta hoặc cyclosporin. Thậm chí chỉ sử dụng Aspirin liều thấp cũng có thể gây ra tác động này. Vì vậy, hãy cho bác sỹ biết về tiền sử Gút của bạn với bác sỹ trước khi họ muốn kê một thuốc mới.
  • Mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, lượng axit uric sẽ tăng lên, và khả năng loại bỏ lượng axit uric dư thừa của thận giảm. Vì vậy, khi cơ thể không đủ nước, bạn sẽ có nguy cơ bùng phát cơn Gút cấp.
  • Đồ uống có Fructose: Không nên uống nhiều những đồ uống có Fructose vì chúng có thể gây bùng phát cơn Gút.
  • Căng thẳng liên quan đến sức khỏe - y tế: Nằm viện, phẫu thuật, viêm phổi, các vấn đề y tế khác và một số thủ thuật có thể làm tăng axit uric, khởi phát cơn Gút. Nếu bạn đang phải nằm viện hoặc nếu bạn bị bệnh lí khác, hãy chắc chắn rằng bác sỹ được biết về tình hình bệnh Gút của bạn.

Biết về các yếu tố khởi phát của bạn

Có nhiều yếu tố thường gặp làm khởi phát cơn Gút ở đa số những người bị Gút nhưng không phải tất cả mọi bệnh nhân Gút. Một số người có thể phát bệnh dù chỉ tiếp xúc rất ít trong khi những người khác chỉ phản ứng trong trường hợp nặng.

Vì vậy, bạn cần chú ý đến những yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn Gút, tất nhiên những yếu tố này đôi khi chỉ mang tính cá nhân đối với bạn và không phổ biến ở những người bị Gút khác. Đối với một số người, các loại thực phẩm nhất định sẽ kích hoạt cơn Gút cấp, ví dụ như khi ăn hải sản và uống nhiều bia. Một số người khác lại khởi phát cơn Gút khi vào viện hoặc căng thẳng, mất nước.

Không có một xét nghiệm nào có thể đánh giá được các yếu tố gây khởi phát cơn Gút của bạn là gì. Nhưng hầu như tất cả mọi người đều có thể xác định được nguyên nhân khi lần đầu tiên họ bị cơn Gút tấn công, Hầu hết các bệnh nhân có thể tự đánh giá được một cách nhanh chóng. Ví dụ như khi họ sẽ nói: "Đêm qua tôi thức xem đá bóng và đã uống hết 6 lon bia, khi tỉnh dậy vào buổi sáng, ngón chân cái của tôi đau kinh khủng."

Biện pháp phòng tránh

Nếu bạn đã từng nếm thử sự đau đớn của cơn Gút cấp, bạn sẽ không bao giờ muốn trải qua nó lần thứ hai.

Theo giáo sư Rebecca Manno, trường đại học Y Johns Hopkins:  Những bệnh nhân của ông nói cơn đau này có thể là một trong những cơn đau nghiêm trọng và tồi tệ nhất mà họ đã từng trải qua.

Nhưng có một lí do khác mà bạn cần phải phòng bệnh Gút hơn là những cơn đau mà nó gây ra, Manno nói. “Gút có thể gây ra nhiều hơn là sự khó chịu. Chúng có thể gây phá hủy khớp. Và một khi những tổn thương này đã xuất hiện là không thể đảo ngược.”

 
Bạn không thể ngồi và chờ đợi cơn Gút tấn công rồi điều trị nó. Nó có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống và kết hợp sử dụng thuốc. Dưới đây là những điều bạn có thể thực hiện:
  • Tránh các yếu tố khởi phát bệnh: Mặc dù không thể loại hoàn toàn các thực phẩm có chứa purin ra khỏi chế độ ăn nhưng bạn sẽ biết được những loại thực phẩm có xu hướng gây bùng phát cơn Gút và hãy cố gắng tránh chúng. Bạn vẫn có thể thưởng thức các món có chứa ít purin như đậu và măng tây.
  • Thuốc phòng ngừa: Nếu bạn có 2 hoặc 3 đợt bùng phát Gút trong một năm, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thuốc hàng ngày như feboxostat (Uloric), allopurinol (Lopurin, Zyloprim) và probenecid (Benemid) để giảm nồng độ acid uric trong máu, và colchicine (Colcrys) giúp ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai. Trong vài tháng đầu tiên bạn dùng thuốc, cần lưu ý rằng chính các loại thuốc phòng chống bệnh Gút có thể thực sự gây ra một đợt bùng phát. Bác sỹ sẽ chuẩn bị cho bạn trong tình huống này bằng cách kê cho bạn các loại thuốc cần dùng khi nó xảy ra.
  • Thay đổi lối sống: Một chế độ ăn lành mạnh, giảm hoặc bỏ các đồ uống có cồn, và tập luyện đều đặn có thể giúp phòng ngừa cơn Gút cấp cũng như duy trì lượng axit uric trong máu ở mức ổn định. Hãy chú ý uống đủ nước khi tập luyện để tránh mất nước.
  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, hãy nói chuyện với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chiến lược giảm cân lành mạnh và khoa học. Thừa cân có thể góp phần làm tăng axit uric máu và gây khởi phát Gút.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn uống cho bệnh gout

PGS.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 17/12/2024

    Người bị bệnh gout nên dùng thuốc gì?

    Bệnh gút là bệnh viêm khớp gây gây đau đớn ở nhiều khớp. Điều trị bệnh gout thường tập trung vào việc nhanh chóng làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, đồng thời tránh các cơn gout quay lại trong tương lai.

  • 17/12/2024

    Những điều nên và không nên làm khi bị đau nửa đầu

    Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn biết rằng các cơn đau nửa đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Những yếu tố này có thể bao gồm mức độ căng thẳng cao, gián đoạn giấc ngủ, thay đổi thời tiết và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả những gì bạn ăn và uống, và thời điểm trong ngày.

  • 16/12/2024

    Phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính mùa lạnh

    Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.

  • 16/12/2024

    Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

    Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

  • 15/12/2024

    Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện tình dục

    Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.

  • 14/12/2024

    Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ an toàn và đúng cách

    Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.

  • 13/12/2024

    Sưởi ấm mùa đông an toàn: những lưu ý quan trọng khi giữ ấm cơ thể

    Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.

  • 13/12/2024

    4 thực phẩm dễ khiến bệnh viêm xoang trầm trọng hơn

    Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.

Xem thêm