Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quá liều thuốc lắc - Phần 2

Thuốc lắc (MDMA - MethyleneDioxyl-MethamphetAmine) thường được 1 số thanh thiếu niên sử dụng tại các quán bar, bữa tiệc, hoặc lễ hội âm nhạc.

Các yếu tố khác

Các yếu tố nguy cơ khác góp phần vào tình trạng sử dụng quá liều của một cá nhân bao gồm khả năng dung nạp và sự phụ thuộc thuốc. Những nguy cơ này liên quan đến sự thay đổi hoạt động hóa học của não, khiến não trở nên phụ thuộc vào số lượng thuốc ngày càng tăng để đạt được hiệu quả tương tự. Nghiện và phụ thuộc thuốc xuất hiện sau khi một người thay đổi hành vi tìm mọi cách để tiếp tục có thuốc sử dụng.

Một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với quá liều MDMA là sử dụng thuốc lắc cùng lúc với nhiều loại ma túy, chất kích thích (rượu, cần sa, cocaine và heroin…).

Một vấn đề khác được biết đến với cái tên crashing effect. Bởi vì phần lớn việc sử dụng thuốc lắc xảy ra vào cuối tuần, cảm giác thờ ơ, giảm ngon miệng và trầm cảm thường tồn tại sau 24–48 giờ. Vấn đề có thể xuất hiện vào ngày thứ 3 – “suicide Tuesday” khi người sử dụng thuốc lắc sử dụng số lượng lớn các loại thuốc khác để chống lại cảm giác khó chịu này.

MDMA ảnh hưởng đến các thành phần hóa học của não tương tự như nhiều loại ma túy gây nghiện khác, các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa khẳng định liệu thuốc lắc có gây nghiện hay không. Tuy nhiên những người sử dụng đã báo cáo hội chứng cai giống như khi cố gắng bỏ các thuốc gây nghiện khác. Một số triệu chứng bao gồm:
  • Khó tập trung.
  • Mệt mỏi.
  • Trầm cảm
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất cảm giác ngon miệng

Làm gì nếu sử dụng quá liều thuốc lắc

Nếu nghi ngờ sử dụng quá liều MDMA, đây là một một trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Hãy chuẩn bị cấp cứu hồi sinh tim phổi (CPR) nếu nạn nhân ngừng thở hoặc không phát hiện mạch đập. Chú ý

  • Đặt nạn nhân nằm xuống và nghiêng sang một bên đề phòng dị vật nôn tắc đường thở.
  • Đảm bảo đường thở nạn nhân thông thoáng và loại bỏ bất kỳ vật dụng nguy hiểm nào gần đó trong trường hợp nạn nhân co giật.
  • Cố gắng giữ cho nạn nhân (và bản thân) bình tĩnh trong khi chờ cấp cứu.

Tại bệnh viện, nhân viên y tế sẽ khai thác bệnh sử, đặc biệt là thông tin về tất cả các loại thuốc được dùng. Nạn nhân có thể được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Bác sĩ có thể dùng than hoạt tính để trung hòa lượng thuốc còn lại trong dạ dày. Bác sĩ cũng kiểm soát các tình trạng y tế khẩn cấp như tăng huyết áp, nhiệt độ cơ thể cao và các vấn đề về tim mạch. Sau khi tình trạng ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố khác, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục điều trị y tế, chuyển đến cơ sở cai nghiện ma túy…

Dự phòng sử dụng thuốc lắc quá liều

Biện pháp dự phòng tốt nhất quá liều thuốc lắc là hoàn toàn không sử dụng. Nếu bạn hiện có các vấn đề liên quan đến lạm dụng chất, bạn có nguy cơ gia tăng sử dụng quá liều MDMA. Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm và phù hợp có thể giúp bạn hạn chế các vấn đề liên quan lạm dụng thuốc lắc. Nếu bạn đang sử dụng MDMA, hãy dừng ngay lập tức. Nếu gặp khó khăn khi dừng sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể giúp bạn.

Một trong những giải pháp xã hội tuyệt vời nhất trong việc ngăn ngừa lạm dụng MDMA là GIÁO DỤC. Việc xã hội nhận thức được mối liên hệ sâu sắc của loại thuốc này với văn hóa của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Các chương trình phòng chống ma túy cần chú ý đến những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên và có sự tiếp cận ngay từ trường học.

Nếu bạn đã sử dụng thuốc lắc trong một thời gian dài hoặc phải sử dụng với liều cao mỗi lần để đạt được kích thích nguy cơ cao bạn cần sử dụng dịch vụ y tế hỗ trợ cai nghiện ma túy gồm các giai đoạn luân phiên nhau.

Mục đích chính của điều trị thải độc (drug detox) là loại bỏ thuốc khỏi các hệ thống cơ thể trong khi kiểm soát tốt các triệu chứng cai và các vấn đề sức khỏe liên quan. Detox cũng là điểm tiếp xúc đầu tiên trong cả liệu trình điều trị cai nghiện, giúp đánh giá và ổn định các vấn đề ban đầu đối tượng điều trị.

Điều trị nội trú hoặc ngoại trú thường đi kèm detox. Toàn diện trong phương pháp tiếp cận, điều trị nội trú đòi hỏi một cam kết điều trị toàn thời gian (full-time-in-house), nó cung cấp đầy đủ các hỗ trợ y tế bao gồm:

  • Quản lý y tế.
  • Liệu pháp sửa đổi hành vi cá nhân.
  • Thuốc và liệu pháp cho các triệu chứng cai.
  • Thảo luận nhóm và gia đình.
  • Đào tạo kỹ năng chống tái nghiện.

Các dịch vụ điều trị ngoại trú thay đổi từ nhập viện đến các buổi tư vấn một lần mỗi tuần. Không có thuốc hoặc liệu pháp điều trị đặc hiệu cho lạm dụng MDMA, nhưng những phương pháp điều trị hiện tại vẫn có thể hữu ích.

Trái ngược với những niềm tin phổ biến, thuốc lắc không vô hại. MDMA, cho dù được sử dụng ở dạng thuốc viên, bột, hay tinh thể thường bao gồm các thành phần hóa học có hại và một số hợp chất gây nghiện khác. Tại sao phải tiếp tục đặt cược sức khỏe thậm chí mạng sống của bạn vào những cảm giác phấn khích nhất thời?

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Opioid và cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau của nước Mỹ

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn và Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Drugabuse
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm