Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh gout

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric gây tổn thương khớp. Gout khởi phát thường đột ngột, bệnh nhân đau dữ dội, cảm giác căng, nóng, đỏ, sưng ở những khớp bị viêm.

Gout là bệnh diễn biến trong thời gian dài. Khoảng 2.1 triệu người Mỹ bị gout. Gout có thể gặp ở bất kỳ ai, ở độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở đàn ông độ tuổi từ 40-50. Tỷ lệ gặp ở nam giơi gấp 9 lần ở nữ giới. Đối với phụ nữ nếu mắc bệnh thường xảy ra ở giai đoạn mãn kinh.

Bệnh gout có liên quan chặt chẽ tới bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và tăng lipid máu. Một số ý kiến cho rằng bệnh gout còn có liên quan đến di truyền.

Nguy cơ cao gây ra bệnh gout gồm: béo phì và thừa cân, nghiện rượu nặng, cao huyết áp, suy thận, suy giáp.

Gout thường ảnh hưởng đến một khớp, hay gặp nhất là ngón chân cái. Ngoài ra, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, tay, cổ tay, khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Giai đoạn cuối, các khớp vai, hông, cột sống có thể bị ảnh hưởng nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Một số bệnh khác có thể có triệu chứng giống Gout như:

  • Bệnh giả gout
  • Viêm khớp dạng vảy nến
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Nhiễm trùng khớp

Nguyên nhân gây bệnh

Cơ chế bệnh gout là do sự tích tụ acid uric dư thừa có trong cơ thể, tạo thành các tinh thể u-rat nằm tại khớp. Sự tăng acid uric có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc do giảm đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Thức ăn giàu purin hoặc một số thuốc cũng có khả năng làm tăng nồng độ acid uric.

Triệu chứng

Trong trường hợp gout cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột và dữ dội, bệnh nhân đau và sưng khớp. Da xung quanh khớp đỏ hoặc tím. Các cơn gout cấp thường xảy ra vào ban đêm, sẽ biến mất sau 5-10 ngày. Nếu không được điều trị, các cơn gout cấp sẽ xảy ra tần suất lớn hơn và có thể kéo dài hơn. Các cơn gout cấp xảy ra thường xuyên sẽ gây tổn thương khớp.

Chẩn đoán gout

Chuẩn đoán đúng bệnh gout là vô cùng quan trọng. Chuẩn đoán dựa vào phát hiện ra các hạt tophi, các hạt này có thể được tìm thấy ở dưới da. Trong dịch khớp có thể thấy các tinh thể urat.

Xác định nồng độ acid uric không có nhiều ý nghĩa. Nồng độ này có thể bình thường, có thể giảm trong cơn gout cấp, cũng có thể tăng lên đối với những người chưa từng trải qua cơn gout cấp.

Điều trị

Điều trị gout gồm có dùng thuốc và thay đổi lối sống. Các thuốc được sử dụng gồm có:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS): có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Corticosteroid: dùng cho những bệnh nhân không sử dụng được NSAIDs
  • Probenecid và sulfipirazol: giúp thận loại bỏ acid uric (Sulfipirazol hiện nay không được sử dụng tại Hoa Kỳ)
  • Allopurinol: ngăn chặn sự tổng hợp acid uric
  • Colchicin: dùng trong các cơn gout cấp hoặc điều trị dự phòng
  • Krystexxa: một loại thuốc sinh học hoạt động phá vỡ acid uric
  • Uloric: ức chế enzyme xanthine oxidase, làm giảm acid uric trong huyết thanh
  • Thay đổi lối sống gồm có: kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu bia, thịt, hải sản và các loại thức ăn giàu purin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn uống cho bệnh gout

PGs.Ts.Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm