Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng loạn cảm đau

Loạn cảm đau là tình trạng đau thường xảy ra trên da, có nguyên nhân rất phức tạp. Loại đau này có liên quan đến chứng đau cơ xơ hóa, và một số người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính cũng mắc phải chứng loạn cảm đau này.

Chứng loạn cảm đau

Các tình trạng khác liên quan đến loạn cảm đau bao gồm đau thần kinh, chứng đau thần kinh sau zona và đau nửa đầu. Ngoài những tình trạng này, loạn cảm đau là một triệu chứng hiếm gặp.

Phân loại

Loạn cảm đau có ba dạng. Bạn có thể có một, hai hoặc cả ba dạng này. Ba dạng loạn cảm đau bao gồm:

  • Loạn cảm giác đau xúc giác:  đó là cảm giác đau do chạm. Chạm có thể bao gồm ma sát giữa quần áo với da (đặc biệt là các vị trí quần áo bó chặt, ví dụ như thắt lưng, dây đai áo ngực hoặc phần đàn hồi của vớ.)
  • Loạn cảm đau cơ học, được gây ra bởi sự chuyển động trên da. Đây có thể là một chiếc khăn bạn dùng để lau khô sau khi tắm, khăn trải giường lướt qua bạn, hoặc thậm chí là không khí từ quạt thổi qua da.
  • Loạn cảm đau nhiệt là do nhiệt hoặc lạnh mặc dù chỉ ở mức vừa phải nhưng vẫn gây tổn thương cho mô của bạn. Nhưng nếu bàn tay và bàn chân của bạn chuyển sang màu xanh khi trời lạnh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, bởi đây có thể là triệu chứng của một tình trạng khác gọi là Hội chứng Raynaud, chứ không phải là loạn cảm đau.

Những người không mắc chứng loạn cảm đau thường không hiểu được tại sao những thứ vô hại kể trên lại có thể gây đau. Tuy nhiên, đó là tình trạng đau thực sự chứ không phải là do người bệnh làm quá vấn đề lên.

Nguyên nhân

Loạn cảm đau được cho là do phản ứng quá mẫn có thể do tình trạng nhạy cảm trung tâm gây nên, có liên quan đến chứng đau cơ xơ hóa và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Các dấu hiệu đau của loạn cảm đau xuất phát từ các dây thần kinh đặc biệt gọi là các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau. Nhiệm vụ của các thụ thể này là nhận biết thông tin về những thứ như nhiệt độ và kích thích đau ngay từ da. Các các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau rất đặc biệt bởi vì chúng không cần gửi tín hiệu đến não mà có thể ngay lập tức phản ứng lại luôn và không cần não chỉ huy. Đó là lý do vì sao bạn có thể rụt tay lại ngay khi chạm vào thứ gì đó nóng.

Khi các dây thần kinh trở nên nhạy cảm, chúng sẽ coi tất cả những gì chạm vào da, tiếp xúc với da là cảm giác đau đớn.

Kiểm soát

Loạn cảm đau có thể làm cho những việc bình thường như mặc quần áo trở nên không thoải mái, hoặc thậm chí khổ sở, đau đớn. Rất nhiều người mắc chứng lọan cảm đau cần phải may quần áo mặc riêng theo số đo để làm giảm cảm giác khó chịu.

Loạn cảm đau do nhiệt có thể đóng vai trò nhất định trong chứng nhạy cảm với nhiệt độ. Để kiểm soát tình trạng này, bạn có thể cần phải di chuyển bàn làm việc ra xa các lỗ thông hơi bởi ngồi gần các lỗ thông hơi có thể sẽ khiến bạn phải tiếp xúc với luồng khí nóng lạnh bất thường.

Hầu hết các thuốc điều trị thông thường cho hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc chứng đau cơ xơ hóa có thể giúp làm giảm chứng loạn cảm đau và các loại đau khác. Bao gồm:

  • Lyrica (pregabalin),
  • Neurontin (gabapentin),
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline.

Rất nhiều người cũng sẽ giảm được cảm giác đau khi dùng các loại thuốc giảm đau thoa ngoài da, chẳng hạn như lidocaine, BioFreeze, Tiger Balm và Aspercreme. Liệu pháp massage có thể sẽ làm chứng loạn cảm đau tồi tệ hơn, vì vậy điều quan trọng là tìm một nhà vật lý trị liệu xoa bóp có thể hiểu được tình trạng bệnh của bạn và biết cách làm giảm các triệu chứng của bạn.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những sự thật thú vị về cảm giác đau

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm