Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cương đau dương vật- triệu chứng và nguyên nhân

Cương đau dương vật là tình trạng cương dương kéo dài. Tình trạng cương dương có thể kéo dài hàng giờ hoặc không do kích thích tình dục và thường gây đau.

Cương đau dương vật- triệu chứng và nguyên nhân

Mặc dù nhìn chung, cương đau dương vật là tình trạng không phổ biến nhưng với một số nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ như những người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì lại là vấn đề tương đối phổ biến. Điều trị phù hợp tình trạng cương đau dương vật là cần thiết để dự phòng các tổn thương mô có thể dẫn đến việc mất khả năng cương dương.

Triệu chứng

Các triệu chứng của cương đau dương vật khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Hai loại cương đau dương vật chủ yếu là cương đau dương vật thiếu máu và không thiếu máu.

Cương đau dương vật thiếu máu

Cương đau dương vật thiếu máu , còn được gọi là cương đau dương vật dòng chảy thấp, là kết quả của việc máu không thể rời khỏi dương vật. Đó là loại phổ biến nhất của tình trạng cương đau dương vật. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Cương dương kéo dài hơn bốn giờ hoặc không liên quan đến sự thích thú hoặc kích thích tình dục
  • Dương vật cứng, nhưng đầu dương vật  mềm
  • Đau dương vật tiến triển

Cương đau dương vật tái phát là một dạng cương đau dương vật thiếu máu là một tình trạng không phổ biến. Tình trạng này chủ yếu phổ biến ở nam giới có rối loạn di truyền được đặc trưng bởi các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường (thiếu máu hồng cầu hình liềm). Tế bào hồng cầu hình liềm có thể làm tắc nghẽn mạch máu trong dương vật. Cương đau dương vật tái phát được mô tả bằng các đợt lặp đi lặp lại tình trạng cương cứng kéo dài và thường bao gồm các giai đoạn thiếu máu. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ bắt đầu với việc cương cứng không mong muốn và đau đớn trong thời gian ngắn và có thể tiến triển theo thời gian khiến tình trạng cương cứng thường xuyên và kéo dài hơn.

Cương đau dương vật không do thiếu máu

Cương đau dương vật không do thiếu máu (nonischemic priapism), còn được gọi là cương dương dòng chảy cao, xảy ra khi dòng máu của dương vật không được điều chỉnh thích hợp. Cương đau dương vật không do thiếu máu thường không gây đau. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • cương dương kéo dài hơn bốn giờ hoặc không liên quan đến sự thích thú hoặc kích thích tình dục
  • phóng tinh nhưng dương vật không cứng hoàn toàn

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu bạn cương dương kéo dài hơn bốn giờ, bạn cần được đi cấp cứu. Bác sĩ phòng cấp cứu sẽ xác định xem bạn thuộc dạng cương đau dương vật thiếu máu hay không thiếu máu. Điều này là vô cùng quan trọng vì điều trị cho từng loại là khác nhau và cần phải điều trị sớm tình trạng cương đau dương vật do thiếu máu càng sớm càng tốt.

Nếu bạn gặp các cơn xuất tinh đau đớn, kéo dài, lặp đi lặp lại và tự biến mất, hãy đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần điều trị để ngăn ngừa các cơn đau này xuất hiện trong tương lai.

Nguyên nhân

Sự cương dương thường xảy ra khi phản ứng với sự kích thích về thể chất hoặc tâm lý. Kích thích này khiến một số mạch máu và cơ trơn thư giãn và / hoặc mở rộng, tăng lưu lượng máu đến các mô xốp trong dương vật. Do đó, dương vật chứa đầy máu sẽ trở nên thẳng đứng. Sau khi kích thích kết thúc, máu chảy ra và dương vật trở lại trạng thái không cứng (mềm xỉu).

Sự cương đau dương vật xảy ra khi một phần của hệ thống này - máu, mạch máu, cơ trơn hoặc thần kinh - làm thay đổi lưu lượng máu thông thường. Hậu quả là, tình trạng cương dương sẽ kéo dài. Mặc dù không thể xác định được nguyên nhân tiềm ẩn của cương đau dương vật, một số vấn đề được cho là đóng một vai trò nhất định. Bao gồm:

Rối loạn về máu

Các bệnh liên quan đến máu có thể góp phần làm cương đau dương vật do thiếu máu khi máu không thể chảy ra khỏi dương vật. Những rối loạn này bao gồm:

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh bạch cầu
  • Các rối loạn huyết học khác, chẳng hạn như thalassemia, u tủy u ác tính và những bệnh khác

Chẩn đoán liên quan nhất ở trẻ em là thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Các loại thuốc kê đơn

Cương đau dương vật, thường là thiếu máu, là một tác dụng phụ có thể có của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc được tiêm thẳng vào dương vật để điều trị chứng rối loạn cương dương, như alprostadil, papaverine, phentolamine và các chất khác
  • Thuốc chống trầm cảm, như fluoxetine (Prozac), bupropion (Wellbutrin), và sertraline
  • Thuốc chẹn alpha bao gồm prazosin, terazosin, doxazosin và tamsulosin
  • Các loại thuốc dùng để điều trị chứng lo âu hoặc rối loạn tâm thần, như hydroxyzine, risperidone (Risperdal), olanzapine (Zyprexa), lithium, clozapine, chlorpromazine và thioridazine
  • Các chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin) và heparin
  • Hormone như testosterone hoặc hormone giải phóng gonadotropin
  • Các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chẳng hạn như atomoxetine (Strattera)

Sử dụng rượu và ma túy

Rượu, cần sa, cocaine và lạm dụng ma túy khác có thể gây ra hiện tượng cương đau dương vật, đặc biệt là cương đau dương vật do thiếu máu.

Chấn thương

Nguyên nhân phổ biến của cương đau dương vật không do thiếu là chấn thương hoặc tổn thương dương vật, xương chậu hoặc đáy chậu, vùng giữa gốc dương vật và hậu môn.

Các yếu tố khác

Các nguyên nhân khác của cương đau dương vật bao gồm:

  • Nhện cắn, bọ cạp hoặc các bệnh nhiễm độc khác
  • Các rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh gout hoặc amyloidosis
  • Các chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn như chấn thương cột sống hoặc giang mai
  • Ung thư liên quan đến dương vật

Biến chứng

Cương đau dương vật do thiếu máu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Máu bị mắc kẹt trong dương vật sẽ bị thiếu oxy. Khi quá trình cương cứng kéo dài quá lâu, máu không oxy này có thể bắt đầu làm tổn thương hoặc tiêu hủy mô ở dương vật. Kết quả là, cương đau dương vật không được điều trị có thể gây rối loạn cương dương.

Dự phòng

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng cương đau dương vật, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên:

  • Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Sử dụng  phenylephrine đường uống hoặc tiêm
  • Sử dụng thuốc chặn hormone (chỉ dùng với nam giới trưởng thành)
  • Sử dụng các thuốc uống giúp làm giảm tình trạng rối loạn cương dương.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 10 điều nên và không nên khi bị rối loạn cương dương

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm