Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Điều trị tiểu đường có rất nhiều sự lựa chọn. Ngoài phương pháp điều trị thuốc thông thường còn có thể điều trị bổ sung hoặc các điều trị thay thế thuốc.

Các phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc là sự kết hợp của rất nhiều các biện pháp bao gồm chế độ ăn, luyện tập, thay đổi lối sống. Dưới đây là những phương pháp điều trị tiểu đường thay thế cho việc uống thuốc.

Một số gợi ý cho điều trị thay thế thuốc tiểu đường

Các chất bổ sung

  • Crom: crom từ lâu được coi là một chất hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường có trong máu. Dù vậy crom vẫn chưa được chứng minh một cách đầy đủ  và chưa chính thức được đưa vào danh sách chất hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Magie: Magie cũng được nghiên cứu trong nhiều năm qua về hiệu quả cải thiện đường máu cho người bị tiểu đường. Các nghiên cứu đã cho thấy thiếu magie có thể dẫn tới tình trạng tiết insulin bất thường và có liên quan đến biến chứng của tiểu đường.
  • Vanadi: vanadi có nguồn gốc từ thực vật và được cho là làm tăng độ nhạy cảm của một người với insulin. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có khuyến cáo nào về việc bổ sung chất này cho những người bị tiểu đường.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được coi là có tác dụng trên bệnh nhân tiểu đường:

  • Men bia Brewer
  • Lúa mạch
  • Bông cải xanh và các rau có màu xanh
  • Đập bắp
  • Đậu đỗ
  • Hạt cà ri
  • Cây xô thơm
    Những loại này thường giàu chất xơ - giúp cho việc kiểm soát lượng đường huyết.

Một số loại thảo mộc khác cũng được gợi ý sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường như: tỏi, gừng, nhân sâm, táo gai (sơn trà), tầm ma nhưng có rất ít thử nghiệm lâm sàng về chúng nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Những sản phẩm giảm cân thay thế thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường

Cân nặng và tiểu đường có liên quan đến nhau nên rất nhiều bệnh nhân muốn tìm nhưng phương pháp giúp giảm cân mà không cần uống thuốc. Bao gồm:

  • Chitosan: một loại chất sinh học có tác dụng giảm hấp thu chất béo
  • Camsogia Garcinia( axít hydrocitric)
  • Crom
  • Pyruvate
  • Tía tô đất
  • Mướp đắng
     
  • Rau ngót
  • Aristolochic acid (có trong cây phòng kỷ)

Tính an toàn của các loại dược liệu, thảo mộc

Năm 2003, ephedrine hay còn gọi là ma hoàng là chất kích thích thảo dược đầu tiên bị FDA cấm sử dụng tại Mỹ là một trong những thành phần có trong thuốc giảm cân không kê đơn. Nó được chứng minh là gây ra sự mất ngủ, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, bí tiểu khi dùng liều cao.

Chitosan có nguồn gốc từ vỏ sò có khă năng liên kết với chất béo ngăn chặn sự hấp thu chất béo của cơ thể. Nhưng những tác dụng của nó trên chất béo vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

Phòng kỷ cũng có khả năng gây ra các bệnh về gan, bệnh phổi, bệnh thận.

Những dược chất để giảm cân được liệt kê cũng chưa được chứng minh rõ ràng và rất nhiều người không khỏi thất vọng khi những sản phẩm đó không có tác dụng như mong muốn

Bên cạnh đó, một khảo sát gần đây về các chế phẩm thảo dược giảm cân cho thấy chúng có chứa chì, asen và các kim loại độc khác.

Cân nhắc kỹ khi sử dụng các sản phẩm thảo mộc trị bệnh tiểu đường

Khi xem xét điều trị tiểu đường bằng thảo dược bạn nên:

  • Tìm hiểu kỹ tác dụng của các loại thảo dược, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng
  • Nếu gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, lo âu, mất ngủ, tiêu chảy hoặc phát ban thì ngưng sử dụng và đi khám ngay.
  • Tránh việc phối hợp nhiều loại thảo mộc mà chưa được bác sỹ cho phép
  • Cảnh giác với các tác dụng tuyệt vời được quảng cáo của các sản phẩm thảo dược thương mại đem lại. Hãy tìm các nguồn thông tin khoa học về sản phẩm đó
  • Lựa chọn nhãn hiệu cẩn thận. Chỉ mua sản phẩm mà trên nhãn có liệt kê đầy đủ các thành phần sản phẩm đi kèm với tên khoa học, tên địa chỉ nhà sản xuất, lô sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn về liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ.

Ngoài việc sử dụng các sản phẩm thảo mộc để trị bệnh tiểu đường, ngày nay, công nghệ y sinh học cũng là một cách tiếp cận mới trong điều trị tiểu đường. Vừa qua, ngày 22 và 24/11/2017, tại Hà Nội và TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp với công ty HelenCare đã tổ chức Hội thảo “Phòng chống ung thư & điều trị một số bệnh không lây nhiễm bằng phương pháp y sinh học”. 

Bà Helen Thúy Nga - Giám đốc Công ty TNHH Helencare

Ba mục tiêu chính của công nghệ Y sinh học để điều trị tiểu đường nói riêng, và các bệnh mạn tính nói chung đó là Thải độc cơ thể; Củng cố hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột; Tái tạo tế bào. Công ty HelenCare phối hợp với Viện Paracelsus chính là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ Y sinh học tới Việt Nam nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có bệnh tiểu đường. Công nghệ Y sinh học chính là một cơ hội mới trong dự phòng các bệnh mạn tính, đặc biệt đối với những người không thích hợp với cách điều trị thông thường. Trong thời gian tới, Công ty TNHH HelenCare và Viện Paracelsus sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động giáo dục truyền thông sức khoẻ nhằm tuyên truyền những kiến thức về bệnh mạn tính nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng tới cộng đồng. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tinh dầu và bệnh tiểu đường - Phần 1Tinh dầu và bệnh tiểu đường - Phần 2

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 22/04/2025

    Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

    Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

  • 22/04/2025

    Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS)

    Bệnh xơ cứng teo cơ một bên hay còn được gọi là ALS, là một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống gây mất kiểm soát cơ. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cùng tìm hiểu về bệnh lý xơ cứng teo cơ một bên qua bài viết sau đây!

  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

Xem thêm