Theo người bệnh chia sẻ, trước đó khoảng hơn 1 tháng, người bệnh có xuất hiện đau tức cẳng - bàn chân 2 bên, đau nhiều khi vận động đi lại. Tình trạng đó càng nặng nề hơn khi người bệnh đứng hoặc đi lại nhiều, kèm theo đó là 2 bàn chân lạnh và xuất hiện tím các ngón chân tăng dần lên.
Nghĩ chỉ là bệnh đau khớp thông thường nên người bệnh không đi khám bệnh hoặc điều trị. Gần đây, người bệnh đau 2 chân và tím các ngón chân nhiều hơn nên đã được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh bị huyết khối động mạch đùi nông phải. Người bệnh đã được điều trị chuyên khoa và hiện tại tình trạng người bệnh hết đau cẳng - bàn chân 2 bên, chân đỡ tím lạnh, đi lại khá hơn.
Theo các bác sĩ, thông thường đối với các trường hợp có bệnh lý như người bệnh trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử chân, nhiễm khuẩn huyết và có thể phải cắt bỏ chân. Bởi lẽ bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý đau khớp thông thường, do vậy người bệnh dễ bỏ qua hoặc bỏ lỡ thời điểm sớm để điều trị.
Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân một số bệnh lý dễ nhầm lẫn với bệnh đau khớp: Huyết khối động - tĩnh mạch chi; Viêm tấy mô tế bào; Bệnh Crohn, Lupus, Lyme, bệnh lý tuyến giáp nội tiết...
Khi có biểu hiện đau nhức khớp nhưng kèm theo những dấu hiệu bất thường có thể gặp như: Cứng khớp, sưng nề, tấy đỏ vùng khớp đau, ban đỏ vùng da mặt cổ, tím da - lạnh vị trí đau, có vết côn trùng cắn, cơ thể mệt mỏi nhiều kèm gầy sút cân, sốt hoặc các triệu chứng rối loạn cơ thể khác như tiêu hóa, da, hô hấp... cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đến cơ thể.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?