Nhiều món ăn đặc sản đắt tiền có thể chứa các vi khuẩn, độc tố có hại nhất là với những người có hệ miễn dịch yếu:
Sushi
(Ảnh minh họa: Webmd)
Là món ăn nổi tiếng của Nhật, sushi gồm có các thành phần chủ yếu là cơm, cá sống, rau, bơ cuộn tròn (có thể quấn trong lá rong biển). Đây là chế độ ăn giúp bạn có thể hấp thụ vitamin tự nhiên và axit béo omega-3.
Tuy nhiên, sushi cũng có thể có vi khuẩn và ký sinh trùng như ấu trùng giun gây nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày.
Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, những người có hệ miễn dịch yếu nên bỏ qua món này. Ngoài ra, mọi người cần tránh các thực phẩm có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá ngừ mắt to, cá kiếm, cá mập.
Sashimi
(Ảnh minh họa: Yabai)
Đây là món ăn làm hoàn toàn từ các loại thực phẩm sống như cá, tôm, bạch tuộc, mực. Nhờ vậy, người ăn sẽ cảm nhận được hương vị thuần khiết nhất cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng nguyên bản.
Tuy nhiên, không ít trường hợp phải nhập viện sau khi ăn sashimi. Lý do là cá có thể bị nhiễm độc do môi trường nước bị ô nhiễm hoặc cá không được chế biến, bảo quản tốt, ướp bằng chất học hóa.
Người Nhật thường sử dụng sashimi với mù tạc, tía tô, gừng vừa giúp tăng hương vị món ăn, vừa hỗ trợ diệt khuẩn. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất vẫn là lựa chọn các cơ sở chế biến sản phẩm uy tín với nguồn cá tươi ngon.
Hàu
(Ảnh minh họa: Webmd)
Thịt hàu có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, kẽm, magie, sắt… Y học cổ truyền cho rằng hàu có tính mát, giúp tráng dương, trị chứng mất ngủ, tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, hàu lại sống ở vùng ven bờ, cửa sông, bám vào đá, ăn sinh vật trong bùn, cát. Do đó, chúng có thể chứa đựng virus và vi khuẩn từ vùng nước chúng tồn tại. Nếu không được nấu kỹ, hàu dễ gây bệnh cho người ăn.
Hàu cũng có khả năng lây nhiễm vi khuẩn vibrio gây ngộ độc hay virus viêm gan A.
Gỏi hải sản sống
(Ảnh minh họa: Tripadvisor)
Một số người thích ăn những món gỏi hải sản được sơ chế trộn với rau và nước chanh. Tương tự như sushi, sashimi, thành phần của món gỏi rõ ràng tiềm ẩn các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao (mang thai, hệ miễn dịch yếu), hãy bỏ qua các món này. Bạn hãy nấu chín hải sản tới 62 độ C, làm nóng lại đồ ăn thừa ở 73 độ C.
Các món thịt tái
(Ảnh minh họa: Spice Guy)
Bạn không thích ăn thịt chín quá kỹ cũng không sao, nhưng đừng lựa chọn thái cực đối lập. Nhiều người thích ăn bít tết tái gần như thịt sống. Thậm chí món thịt bò Tartare còn được chuẩn bị từ thịt bò sống với nước sốt, đôi khi có thêm trứng sống.
Các loại thịt sống dễ gây ra ngộ độc thực phẩm nhất. Chúng có thể nhiễm đủ loại vi khuẩn từ E.coli tới salmonella khiến đường ruột bị rối loạn.
Cá nóc
(Ảnh minh họa: Savor Japan)
Đây là món đặc sản số một của Nhật Bản và cũng tiềm ẩn khả năng ngộ độc cao nhất. Thậm chí, một số người đã tử vong ngay sau khi thưởng thức món ăn từ loại cá này.
Trong một số loại cá nóc có độc tố thần kinh tetrodotoxin, mạnh gấp 1.200 gần so với cyanua. Chất độc này tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh, trứng cá. Chỉ những đầu bếp có nhiều kinh nghiệm mới đảm bảo chế biến được món ăn này an toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về ngưỡng của Asen trong thực phẩm.
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì