Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gù cột sống ở người trưởng thành

Gù cột sống là một tật có thể gặp phải ở người trưởng thành. Tật gù cột sống có thể gây ra nhiều vấn đề phiền toái và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như các phương pháp dự phòng tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Gù cột sống là gì?

Gù cột sống – hay tật gù lưng là một tình trạng đặc trưng cột sống có độ cong bất thường ra trước ở phần lưng trên (độ cong hơn 50 độ). Khác với vẹo cột sống là tình trạng cột sống không thẳng trục và cong sang 2 bên, gù cột sống không hướng sang 2 bên mà hướng về phía trước.

Chứng gù cột sống do tuổi tác thường là do xương cột sống bị suy yếu khiến cột sống bị nén hoặc nứt gãy. Các dạng gù cột sống khác có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc thiếu niên do dị dạng cột sống hoặc xương cột sống bị chèn ép theo thời gian.

Gù cột sống nhẹ có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh có thể gây đau và biến dạng cột sống. Điều trị chứng cong vẹo phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể.

Các triệu chứng

Gù cột sống nhẹ có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau lưng và cứng vùng lưng, kèm theo cột sống cong bất thường.

Nguyên nhân

Các xương đốt sống tạo nên cột sống khỏe mạnh dưới hình thức các hình trụ xếp chồng lên nhau thành một cột. Tình trạng gù cột sống xảy ra khi các đốt sống ở vùng lưng trên trở nên cong về 1 phía hơn.

Các đốt sống bất thường có thể do nguyên nhân:

  • Gãy xương. Các đốt sống bị gãy hoặc bị dập (gãy do nén) có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. Gãy xương do nén nhẹ thường không tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý.
  • Bệnh loãng xương. Tình trạng loãng xương có thể gây cong vẹo cột sống, đặc biệt nếu các đốt sống bị suy yếu dẫn đến gãy xương do lực nén. Loãng xương phổ biến nhất ở phụ nữ lớn tuổi và những người đã sử dụng corticosteroid trong thời gian dài.
  • Thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm mềm, hình tròn đóng vai trò như lớp đệm giữa các đốt sống cột sống. Theo tuổi tác, những đĩa đệm này khô đi và co lại, điều này thường làm trầm trọng thêm chứng gù cột sống.
  • Bệnh Scheuermann. Còn được gọi là bệnh gù cột sống của Scheuermann. Bệnh thường bắt đầu trong giai đoạn tăng trưởng mạnh xảy ra trước tuổi dậy thì. Trẻ trai bị ảnh hưởng thường xuyên hơn trẻ gái.
  • Dị tật bẩm sinh. Xương cột sống không phát triển đúng cách trước khi sinh có thể gây ra chứng gù cột sống.
  • Các hội chứng khác. Gù cột sống ở trẻ em cũng có thể liên quan đến một số hội chứng, chẳng hạn như hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng Marfan.
  • Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư. Ung thư ở cột sống có thể làm suy yếu các đốt sống và khiến chúng dễ bị gãy do lực nén. Các phương pháp điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị cũng có thể gây ra tình trạng này.

Biến chứng của gù cột sống

Ngoài việc gây đau lưng, chứng gù cột sống có thể gây ra:

  • Các vấn đề về hô hấp. Chứng gù cột sống nặng có thể gây áp lực lên phổi.
  • Các chức năng vật lý hạn chế. Gù cột sống có liên quan đến vùng cơ lưng bị suy yếu và khó thực hiện các công việc như đi bộ hay đứng dậy. Sự cong vẹo cột sống cũng có thể gây khó khăn khi nhìn lên trên hoặc lái xe và có thể gây đau khi nằm xuống.
  • Các vấn đề về tiêu hóa. Chứng gù cột sống nghiêm trọng có thể chèn ép đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề như trào ngược acid và khó nuốt.
  • Các vấn đề về hình dáng cơ thể. Những người bị chứng gù cột sống, đặc biệt là thanh thiếu niên có thể có vóc dáng kém so với bạn bè do lưng tròn hoặc do đeo nẹp để điều chỉnh. Đối với những người lớn tuổi, vóc dáng kì dị có thể dẫn đến sự cô lập với xã hội.
Chẩn đoán

Bác sĩ thường sẽ tiến hành kiểm tra thể chất kỹ lưỡng, bao gồm cả kiểm tra chiều cao. Các bài kiểm tra yêu cầu cúi người về phía trước từ thắt lưng có thể được liệt kê, và bác sĩ sẽ quan sát cột sống từ một bên để đánh giá. Bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra thần kinh để kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp. Một số phương pháp khác bao gồm:

  • Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp X-quang có thể xác định mức độ cong vẹo và phát hiện các dị tật của đốt sống. Chụp CT có thể được khuyến nghị nếu bác sĩ muốn có các hình ảnh chi tiết hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ. Những hình ảnh từ cộng hưởng từ có thể phát hiện nhiễm trùng hoặc một khối u trong cột sống.
  • Kiểm tra thần kinh. Nếu gặp phải tình trạng tê hoặc yếu cơ, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để xác định mức độ truyền dẫn của các xung thần kinh giữa tủy sống và tứ chi.
  • Kiểm tra mật độ xương. Mật độ xương thấp có thể làm trầm trọng thêm chứng gù cột sống.

Giải pháp cho tình trạng gù cột sống

Điều trị gù cột sống phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

  • Dùng thuốc. Thuốc giảm đau được kê trong các trường hợp đau. Nếu các thuốc không kê đơn - chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium không đáp ứng đủ, các loại thuốc giảm đau mạnh hơn được bán theo đơn sẽ mang lại lợi ích.
  • Thuốc điều trị loãng xương. Thuốc tăng cường xương có thể giúp ngăn ngừa gãy xương cột sống, gairm trầm trọng của chứng gù cột sống.

Vật lý trị liệu

Liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát một số loại gù cột sống. Bác sĩ có thể đề nghị các phương án như:

  • Các bài tập kéo giãn có thể giúp cải thiện tính linh hoạt của cột sống và giảm đau lưng.
  • Đeo nẹp. Trẻ mắc bệnh Scheuermann có thể ngăn chặn sự tiến triển của chứng gù cột sống bằng cách đeo nẹp cơ thể trong khi xương vẫn đang phát triển.

Phẫu thuật và các phương pháp khác

Phẫu thuật có thể được khuyến nghị đối với chứng gù cột sống nặng chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn các mảnh xương vào giữa các đốt sống và sau đó liên kết chặt các đốt sống lại với nhau bằng các thanh kim loại và đinh vít cho đến khi cột sống lành lại ở vị trí đã chỉnh sửa.

Để duy trì mật độ xương tốt, bác sĩ có thể khuyên nên:

  • Ăn một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D
  • Tránh thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia

Tổng kết

Gù cột sống là chứng bệnh gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhìn chung bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng và càng sớm càng tốt để có những tư vấn và phương pháp điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Giải đáp những thắc mắc về bệnh viêm cột sống dính khớp

 

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm