Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cong vẹo cột sống ở trẻ em: bệnh dễ bỏ qua

Đôi lúc bạn băn khoăn vì hình như cột sống của con bạn không bình thường, không "thẳng thắn" như những trẻ khác? Hay cột sống của trẻ bị cong vẹo mất rồi?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong về một phía, có thể là bên trái hoặc bên phải. Mức độ cong có thể từ vừa đến nặng. Cong vẹo cột sống chủ yếu ảnh hưởng đến phần ngực hoặc phần thắt lưng.

Cột sống của người bình thường có độ uốn cong tự nhiên để phân phối đều sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên trong tật cong vẹo cột sống, cột sống bị cong hẳn sang hai phía bên của trục cơ thể và các thân đốt sống bị vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù hoặc ưỡn là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

Các chuyên gia về sức khỏe học đường cho biết, hiện nay, số trường hợp bị cong vẹo cột sống ở độ tuổi teen đang có xu hướng tăng lên. Theo ước tính, cứ 25 trẻ em gái vị thành niên thì có 1 trẻ bị vẹo cột sống và tỷ lệ ở trẻ em trai vị thành niên là 1/200. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cong vẹo cột sống có thể khỏi mà không cần điều trị và hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường khi trẻ lớn hơn lên.

Các yếu tố nguy cơ của cong vẹo cột sống ở độ tuổi teen

Tuổi: Triệu chứng cong vẹo cột sống thường xuất hiện vào thời điểm trẻ tăng trưởng đột ngột, thường xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

Giới: Nữ giới thường có nguy cơ có các triệu chứng cong vẹo cột sống nặng hơn nam giới.

Gen: Nếu bạn đã từng bị cong vẹo cột sống khi ở độ tuổi teen, thì con cái của bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống.

Triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ

Một số triệu chứng cong vẹo cột sống của trẻ nhỏ bao gồm:

  • Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau
  • Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên
  • Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại
  • Trẻ không mặc vừa các loại quần áo
  • Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể
  • Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau
  • Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại
  • Các xương sườn dài không bằng nhau

Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Cong vẹo cột sống không cần thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không có sự điều chỉnh thì tình trạng cong có thể sẽ tiến triển và có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn, một trong số đó là bị biến dạng cột sống. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới và cứ 10 trường hợp cong vẹo cột sống thì 8 đến 9 trường hợp trong số đó là nữ giới.

Chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán cong vẹo cột sống là khám lâm sàng. Tình trạng cong có thể được nhìn thấy rõ ràng khi trẻ cúi người về phía trước và cột sống của trẻ trông có vẻ sẽ nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Bác sỹ chuyên khoa có thể sử dụng các thước đo cột sống để xác định thể loại cũng như độ cong vẹo cột sống của trẻ. 

Tiếp theo, chụp X quang có thể cho phép bác sỹ nhìn thấy chính xác tình trạng biến dạng. Một khi vấn đề đã được phát hiện, thì việc đến gặp một bác sỹ chuyên về cột sống là vô cùng quan trọng. Việc điều trị sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng biến dạng nặng hơn sau này.

Bác sỹ chuyên về cột sống có thể sẽ chỉ định cho trẻ chụp xương có cản quang. Một chất định vị phóng xạ sẽ được tiêm vào trong máu, đi đến xương và do vậy có thể sẽ phát hiện được phần xương nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán chính xác hơn trình trạng cong vẹo cột sống của trẻ.

Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Tùy theo tình trạng của trẻ, bác sỹ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Nhiều trường hợp không nặng tới mức cần điều trị nên bác sỹ sẽ lên lịch để kiểm tra cột sống mỗi 6 tháng từ năm 15 tuổi cho tới 20 tuổi.

Hầu hết các trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ vừa sẽ được hướng dẫn điều chỉnh tư thế đúng khi ngồi học, đi đứng, mang vác các vật nặng và các bài tập phục hồi cần thiết. 1 số trẻ sẽ được cân nhắc chỉ định mặc áo nẹp để chỉnh cột sống trong một số giờ trong ngày hoặc cả ngày khi cần thiết. Thông thường, trong thời gian đầu luyện tập hoặc chỉnh tư thế, trẻ sẽ cần sự hướng dẫn và trợ giúp của các kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Sau đó trẻ có thể tự tập tại nhà với sự hỗ trợ và giám sát của gia đình.

Chỉnh hình đôi – nẹp: Độ cong vẹo trên 25 độ sẽ phải chỉnh hình đôi – nẹp.

Có hai dạng chỉnh hình đôi – nẹp cho lưng:

  • Phương pháp Milwaukee: sử dụng một chiếc nẹp cổ cứng để nắn chỉnh lại độ cong bình thường của cột sống ở bất cứ vị trí nào.
  • Phương pháp sử dụng khung cố định cột sống ngực thắt lưng cùng: để điều chỉnh các dị tật liên quan đến các đốt sống vùng ngực và phần dưới. Thiết bị được đặt dưới cánh tay vào bao quanh phần xương sườn, hông và lưng dưới.

Các bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng những thiết bị nẹp cố định này ít nhất vài tiếng một ngày cho tới khi xương cột sống ngừng phát triển, tức là vào khoảng 17 – 18 tuổi đối với nữ và 18 – 19 tuổi đối với nam. Phần nẹp cố định này thường không bị lộ ra ngoài và có thể che phủ bằng quần áo, do vậy không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc đeo nẹp chỉ ảnh hưởng đôi chút đến các hoạt động hàng ngày, do vậy nên hạn chế chơi các môn thể thao tương tác trong thời gian điều trị.

Phẫu thuật

Lựa chọn thứ hai là phẫu thuật để sửa chữa trong những trường hợp cong vẹo cột sống nặng vượt quá 50 độ, không thể điều chỉnh bằng tư thế đúng hoặc áo nẹp. Phẫu thuật nội soi giải phóng ngực hoặc phẫu thuật cột sống bị dính có thể sẽ được tiến hành với sự trợ giúp của các thiết bị. Thông thường thì sẽ mất khoảng 12 tháng để có thể ổn định lại cột sống. Mặc dù những đối tượng phải phẫu thuật sẽ gặp một số khó khăn trong hoạt động thể chất nhưng họ sẽ không cần phải mang nẹp trên người.

Kết quả điều trị phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cong của cột sống. Bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ luôn hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình này, thông qua việc giải thích các lựa chọn điều trị và giúp trẻ thích nghi với tình trạng không mấy dễ chịu này.

Cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cong vẹo cột sống không phái là một bệnh nặng nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài cũng như tâm lý của trẻ. Nếu trẻ phải mặc áo nẹp để chỉnh cột sống thì cha mẹ cần phải hỗ trợ trẻ rất nhiều, bởi trẻ có thể sẽ cảm thấy không tự tin với vẻ ngoài của mình và có thể bỏ dở quá trình điều trị. 

Cha mẹ có thể cùng tham gia vào các nhóm thảo luận về tình trạng cong vẹo cột sống của con mình với nhiều bậc cha mẹ khác. Đây cũng là cách tốt để phụ huynh học hỏi và biết thêm về các biến dạng ở cột sống.

Lý do tại sao trẻ lại bị cong vẹo cột sống hiện vẫn chưa rõ, nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cong vẹo cột sống có thể là do di truyền và cha mẹ bị cong vẹo cột sống có thể sẽ sinh ra con có cột sống bị biến dạng. Mặc dù cong vẹo cột sống là một vấn đề suốt đời và không có cách nào chắc chắn điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng tình trạng biến dạng có thể được kiểm soát bằng việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Bên cạnh đó, nên đặc biệt chú ý tới việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ và đảm bảo rằng xương của trẻ luôn phát triển chắc khỏe. Luyện tập thể thao đúng cách và chế độ ăn uống rất cần thiết để trẻ phát triển bình thường và tránh tình trạng béo phì.

Ngày nay, cong vẹo cột sống không còn là một căn bệnh nữa. Can thiệp sớm và điều trị hiện đại thường sẽ giúp trẻ trở về được cuộc sống bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế chuẩn cho cột sống

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

Xem thêm