Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những việc nên và không nên làm trong bệnh viêm cột sống dính khớp

Luyện tập thể thao tốt cho tất cả mọi người. Tập thể thao khiến chúng ta khoẻ hơn, dẻo dai hơn và có khả năng đối phó với các thăng trầm trong cuộc sống. Điều này cũng đúng với những người bị bệnh viêm khớp, đặc biệt là những người bị viêm cột sống dính khớp – một dạng viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến cột sống và dẫn đến đau mãn tính và cứng khớp.

Trên thực tế, luyện tập là một phần quan trọng trong điều trị viêm cột sống dính khớp vì luyện tập giúp người bệnh duy trì cử động và chức năng của các khớp. Luyện tập cũng có thể giúp làm giảm đau, cải thiện tư thế, giải quyết các vấn đề liên quan đến mất cân bằng cơ, giúp bạn dễ thở hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.

Có rất nhiều lựa chọn luyện tập, do vậy, bạn không cần lo lắng về việc luyện tập sẽ trở nên nhàm chán. Miễn là việc luyện tập không làm bạn đau và khó chịu thì đa số các bài tập đều có lợi với bạn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang luyện tập đúng cách và cẩn thận, đặc biệt là trong các đợt bệnh bùng phát để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh. Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm khi luyện tập nếu bạn bị viêm cột sống dính khớp.

Nên: Làm việc với các chuyên gia vật lý trị liệu

Một chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn tạo ra một lịch trình luyện tập phù hợp với nhu cầu của bạn.

Nên: Dành thời gian để luyện tập hàng ngày

Dành thời gian phù hợp mỗi ngày để luyện tập để giúp bạn duy trì sức khoẻ, sự dẻo dai  và các chức năng của cơ thể. Hãy dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để luyện tập. Bạn cần lên lịch luyện tập cho mình giống như việc lên lịch họp vậy và cần tuân thủ theo lịch trình này. Trong vòng 24 giờ, bạn chỉ cần luyện tập khoảng 20 phút, bạn đã có thể nhận thấy các lợi ích của việc luyện tập trong khi bạn vẫn có thời gian để làm các công việc khác.

Không nên: Chỉ luyện tập một dạng bài tập

Đặt mục tiêu phối hợp các bài tập giãn cơ, tập tư thế, tập giới hạn chuyển động, các bài tập cardio và tập sức mạnh, đặc biệt là ở vùng hông. Nếu hông bạn yếu, cột sống sẽ có xu hướng làm việc nhiều hơn để hỗ trợ cho hông, từ đó dẫn đến việc sai tư thế và đau. Chúng ta không thể thay đổi cột sống của mình, nhưng có thể thay đổi khả năng vận động của cột sống.

Không nên: tập các bài tập gây đau

Bất cứ bài tập nào khién bạn phải xoay cột sống quá nhiều hoặc làm căng vùng lưng và cột sống đều có thể gây ra vấn đề với bạn. Hãy cân nhắc khi luyện tập các bài tập tác động cao, ví dụ như chạy hoặc các môn thể thao vận động như tennis, bóng quần bởi những bài tập này có thể làm tăng tình trạng đau ở cột sống, hông và đầu gối.

 

Không nên: Hạn chế tất cả các môn thể thao

Nếu bạn thích chạy, bạn vẫn có thể tiếp tục chạy, nhưng không nên chạy trong các đợt bùng phát bệnh. Các tiến bộ trong điều trị và dùng thuốc đã cho phép rất nhiều bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có thể duy trì tư thế và sức mạnh, và tiếp tục tiến hành các hoạt động mà bạn yêu thích. Nhưng nếu cổ và cột sống của bạn bị cứng, thì một số hoạt động ví dụ như các môn thể thao đối kháng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương cột sống. Nếu bạn muốn luyện tập các môn thể thao đối kháng hoặc tác động cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nên: Tập trung vào việc duy trì tư thế đúng

Vì bệnh viêm cột sống dính khớp chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống, nên duy trì tư thế đúng trong tất cả các bài tập là vô cùng quan trọng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra tư thế của mình: đứng quay lưng vào tường, gót chân, mông, vai và đầu của bạn có chạm được vào tường hay không?

Không nên: luyện tập quá sức

Hãy bắt đầu chậm, đặc biệt là nếu rất lâu rồi bạn chưa luyện tập thể thao hoặc nếu bạn đang trong các đợt bùng phát bệnh. Diễn biến của bệnh sẽ thay đổi, do vậy, nếu bạn cả thấy đau hoặc cứng khớp, hãy giảm cường độ luyện tập. Nếu bạn thấy ổn, bạn có thể luyện tập thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn. Nếu một bài tập khiến bạn đau nhiều hơn, hãy ngừng luyện tập và trao đổi với bác sĩ.

Nên: luyện tập thường xuyên

Một chương trình luyện tập chỉ hiệu quả nếu bạn thực hiện thường xuyên. Tìm ra bài tập và các hoạt động bạn yêu thích và tham gia cùng gia đình, bạn bè. Đi bộ thường là hoạt động thoải mái nhất, do vậy, bạn có thể cùng con dẫn chó đi dạo. Bạn chỉ cần nhớ rằng hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu hoặc thay đổi chương trình luyện tập. Bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo được rằng bài tập nào là an toàn và giúp bạn điều chỉnh các bài tập khi cần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh viêm khớp

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm