Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài tập nào dành cho vùng bụng dưới

Các bài tập cho bụng dưới tuy không phức tạp nhưng để duy trì được nhiều lần động tác thì cần sự tập luyện thường xuyên liên tục và từ từ nâng dần cấp độ. Nếu xuất hiện những cơn đau nhói hoặc kéo dài thì hãy đi kiểm tra sức khỏe.

Cơ bụng của bạn được tính từ xương sườn đến xương chậu. Cùng với cơ lưng, chúng giúp tạo nên hình dạng của một phần cơ thể hay còn gọi là cơ trọng tâm. Cơ trọng tâm giúp bạn giữ thăng bằng, bảo vệ cột sống. Đa số các hoạt động thể chất thông thường như đi bộ hoặc chạy đều phụ thuộc vào một cơ trọng tâm khỏe.

Rất nhiều người lơ là việc tập cơ bụng, do đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, tư thế xấu hoặc bị yếu người. Do đó việc củng cố cơ bụng là một việc rất quan trọng vì chúng giúp bạn khỏe hơn rất nhiều.

Một vài trong số những bài tập bụng phổ biến hướng vào cơ bụng dưới.  Đây là một khu vực dự trữ mỡ trong cơ thể. Mỡ cơ thể giúp bạn giữ ấm cơ thể và là nguyên liệu để tạo ra năng lượng cơ thể hoạt động. Tuy vậy nhưng quá nhiều mỡ thì không bao giờ tốt cả.

Tập cơ bụng dưới tập trung vào việc khu vực đó phải trở nên rắn chắc và khỏe hơn rất nhiều. Nếu tập chăm chỉ, bạn cũng sẽ giảm bớt được mỡ bụng dưới và tạo hình được cơ bụng 6 múi.

Khởi đầu hãy tập từ từ. Nếu bạn thấy đau nhói thì cần ngừng tập và đi khám trước khi bắt đầu tập tiếp.

Bài tập cho cơ bụng dưới

Mục đích của những bài tập này đều nhắm vào phần cơ bụng dưới làm cho chúng khỏe hơn để cải thiện tư thế, sự ổn định và sự thăng bằng trong các hoạt động hàng ngày.

Đa phần các bài tập bụng dưới đều không cần đến các dụng cụ tập luyện. Dưới đây là một số bài tập cho bụng dưới. Nhưng trước hết bạn cần một chiếc thảm để phục vụ cho bào tập.

Leo núi

Leo núi buộc toàn bộ cơ thể bạn phải hoạt động cũng như cả cơ trọng tâm. Chúng là một hình thức của bài tập cardio có nghĩa là chúng cũng làm tăng nhịp tim.

Để tập bài này, hãy chuẩn bị ở tư thế plank: nằm sấp, chống tay tay xuống dưới đất, rồi nâng cơ thể lên dần dần. Hãy nhớ giữ cho cơ thể ở trên một đường thẳng, phần xương cụt đóng vào. Độ mở rộng của hai tay và hai chân bằng độ rộng của vai.

Khi đã chuẩn bị xong tư thế, hãy từ từ gập gối của chân phải vào rồi đưa đầu gối về gần phía ngực rồi đưa về vị trí cũ, sau đó tiếp đến chân trái. Lặp đi lặp lại nhiều lần.

Muốn tăng cường độ mạnh, hãy làm thật nhanh. Lúc đó bạn sẽ thấy phần cơ lưng và cơ bụng của mình được hoạt động hết công suất.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập 15-20 lần cho mỗi lần tập đối với một người bắt đầu tập.

Nằm nâng chân

Bài tập này củng cố sức mạnh của bụng dưới nhưng không  bắt bạn phải giữ toàn bộ cơ thể trong lúc hoạt động. Thay vào đó, bạn phải nằm ngửa,  mở rộng hai chân, xuôi tay theo cơ thể. Nâng từ từ hai chân, đảm bảo chân vuông góc với mặt sàn để có kết quả tốt hơn. Giữ 1 hoặc 2 giây ở vị trí đó, rồi đặt cả hai chân xuống mặt đất. Mỗi lần tập cần 10-15 lần, càng tập nhiều thi kết quả càng tốt.

Nếu muốn hiệu quả nhiều hơn,  đừng để chân chạm xuống đất, cũng như đảm bảo lưng bạn phải luôn ghì xuống dưới đất. Nếu bạn có vấn đề về lưng thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tập.

Crunches

Khi mọi người nghĩ đến bụng dưới, họ thường nghĩ đến bài tập crunches. Những bài tập có tác dụng ở vùng dưới nhắm vào cả cơ bụng trên và cơ bụng dưới. Tuy nhiên, chúng gần như không giúp bạn giảm được cân  bởi vì không đốt calo. Dù sao thì chúng vẫn là một bài tập để bắt đầu nếu bạn muốn cơ bụng khỏe hơn

Hãy bắt đầu bằng bài tập crunch cơ bản, nằm ngửa, nâng chân lên khỏi mặt đất. Từ từ nhấc vai bạn lên khỏi mặt đất, vòng tay ra sau đầu. Gập cong người về phái đầu gối, siết chặt cơ bụng khi bạn nhấc người lên. Chuyển động tương tự  với chân còn lại.

Mỗi lần lên tập 12-20 lần, Nếu cảm thấy quá dễ, hãy tiếp tục di chuyển cho đến khi nào bạn cảm thấy đau.

Cắt kéo

Bài tập này tương tự như nằm nâng cao gối, nhưng chân bạn phải vắt chéo nhau như hình chiếc khéo cùng một lúc.

Chuẩn bị tư thế bằng cách nằm ngửa, cả hai chân hai tay mở rộng. Đặt tay xuôi theo cơ thể, ngửa lòng bàn tay, hoặc đặt tay dưới mông. Nâng đầu nhẹ khỏi đất, say đó nhấc chân lên khỏi đất.

Một chân nhấc lên cao, một chân đưa xuống dưới, sau đó làm ngược lại. Đảm bảo chân không chạm xuống đất, duy trì khoảng cách giữa chân dưới và mặt đất khoảng 15cm.

Duy trì động tác càng nhiều càng tốt.

Nhấc gối

Với bài tập này, bạn có thể cần thêm một quả bóng để tập. Giả vờ đứng ở tư thế plank, cả hai chân ở trên đất hoặc trên bóng. Kéo đầu gối về phía ngực rồi đưa về vị trí cũ. Làm nhiều lần nhất có thể, với người mới bắt đầu nên tập trong khoảng 10 phút.

Tránh đẩy nửa trên cơ thể về phái trước quá nhiều hoặc gập vai vì có thể dẫn đến tổn thương vai nếu như động tác thành thói quen.

Nếu bạn muốn thử thách hơn thì đặt hai bàn chân lên bóng thể dục, giữ thăng bằng trên quá bóng, sau đó thực động tác đó y hệt như trên.

Chạm ngón tay

Cham ngón tay là một bài tập tuyệt vời dành cho bụng dưới với những người đã quen với những bài tập trên và muốn có nhiều thử thách hơn. Nó cũng sử dụng những yếu tố từ các bài tập dành cho bụng dưới  đã kể trên, dễ dàng chuyển tư thế từ bài tập này sang các bài tập bụng dưới khác dễ dàng hơn.

Đầu tiên, hãy nằm ngửa, gấp chân lên vuông góc với có thể. Gồng chắc cơ bụng đẩy cổ và vai đi cùng tay lên chạm vào đầu ngón chân rồi hạ xuống.  

Lặp lại nhiều lần. Và lưu ý chấn không được hạ thấp xuống dưới sàn, bụng phải gồng chặt trong suốt bài tập.

Các bài tập trên tuy không phức tạp nhưng để duy trì được nhiều lần động tác thì cần sự tập luyện thường xuyên liên tục và từ từ nâng dần cấp độ. Nếu xuất hiện những cơn đau nhói hoặc kéo dài thì hãy đi kiểm tra sức khỏe.

Than khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập bụng để giảm mỡ bụng, đúng hay sai?

 

Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm