Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị ‘bão cytokine’ như thế nào

Để làm dịu "bão cytokine" ở người bệnh Covid-19, các bác sĩ sử dụng thuốc viêm khớp dạng thấp tocilizumab, thuốc huyết áp hoặc thiết bị lọc máu loại bỏ cytokine dư thừa.

Sau gần hai năm đại dịch, giới khoa học nhận định Covid-19 là bệnh khó lường. Ban đầu, nó chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi, có bệnh nền như tiểu đường, béo phì hoặc hô hấp. Thời gian sau, nhiều bệnh nhân Covid trẻ tuổi, khỏe mạnh, có triệu chứng khởi phát tương đối nhẹ, song chuyển nặng nhanh chóng và tử vong đột ngột.

Nguyên nhân của tình trạng này là hội chứng giải phóng cytokine, còn gọi là "cơn bão cytokine". Đây là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn cảm với mầm bệnh, cuối cùng quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng.

Gần một năm qua, đội ngũ y tế nhận ra rằng chìa khóa để cứu sống bệnh nhân Covid-19 là làm dịu "cơn bão cytokine". Dựa trên lý thuyết này, ít nhất 10 loại thuốc được đưa vào điều trị hoặc thử nghiệm.

Một trong số đó là tocilizumab, thuốc trị viêm khớp dạng thấp, được bán dưới tên thương mại là Actemra.

Ngày 11/2, các nhà khoa học Anh thông báo thuốc hiệu quả với bệnh nhân Covid-19, dựa trên thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Họ phát hiện tocilizumab tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong, rút ngắn thời gian thở máy và nằm viện của bệnh nhân. Nếu khả quan, đây là loại thuốc thứ hai hiệu quả trong giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19, sau dexamethasone. Ngày 24/6, FDA phê duyệt khẩn cấp tocilizumab.

Trung Quốc, Italy là những nước đầu tiên điều trị cho người bệnh Covid-19 bằng tocilizumab. Các bác sĩ nhận ra dấu hiệu sốc cytokine thông qua biểu hiện sốt, tim đập nhanh cũng như hạ huyết áp.

Thuốc có tác dụng ngăn chặn một loại cytokine gọi là interleukin-6 (IL-6). Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng lượng IL-6 cao dẫn đến tình trạng suy hô hấp và tử vong. Tocilizumab có tác dụng làm giảm những triệu chứng này.

Các loại thuốc tương tự ngăn chặn hoạt động của những cytokine cụ thể cũng cho kết quả đầy hứa hẹn. Thuốc kineret, có tác dụng vô hiệu hóa phân tử khác là IL-1 được đưa vào thử nghiệm điều trị Covid-19.

Giải pháp hiệu quả hơn so với ngăn chặn một loại cytokine đơn lẻ là phá vỡ chu kỳ viêm nhiễm. Ví dụ, thuốc huyết áp có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể. Năm ngoái, các nhà khoa học đã thử nghiệm prazosin như liệu pháp điều trị Covid-19 sớm ở bệnh nhân, trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.

CytoSorb, thiết bị lọc cytokine dư thừa trong máu bệnh nhân.

(Ảnh: NY Times)

Trong một báo cáo trên tạp chí Science Immunology, các nhà khoa học xác định thuốc trị ung thư calquence, do AstraZeneca sản xuất, có thể cắt đứt nguồn cung cấp cytokine của cơ thể.

Tiến sĩ Louis Staudt, nhà khoa học tại Viện Ung thư Quốc gia, một trong những thanh tra của nghiên cứu, nhận định calquence là liệu pháp điều trị tận gốc, xử lý lượng cytokine giải phóng quá mức ngay từ nguồn.

Nghiên cứu ở quy mô nhỏ và không có nhóm đối chứng, kết quả vẫn hứa hẹn. Sau khoảng hai tuần điều trị, 8 trên 11 bệnh nhân đang dùng oxy và hai trên 8 người phải thở máy đã tự thở hoặc được xuất viện.

Theo tiến sĩ Staudt, những hiểu biết thu được từ Covid-19 cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về hội chứng bão cytokine.

Đại dịch cũng giúp một số liệu pháp trở nên phổ biến hơn. Năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng CytoSorb, một thiết bị lọc cytokine ở người mắc Covid-19.

Cơ chế của nó là hút máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân, lọc bỏ các cytokine dư thừa sau đó bơm máu sạch trở lại. Mỗi CytoSorb có kích thước bằng ly uống nước, có thể lọc toàn bộ lượng máu của cơ thể khoảng 70 lần trong 24 giờ.

Châu Âu đã bán và sử dụng CytoSorb rộng rãi từ năm 2013. Ở Mỹ, thiết bị này chỉ được phép dùng cho người không còn lựa chọn khác. Hiện tại, CytoSorb chỉ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng, suy hô hấp.

Thông thường, bệnh nhân nhiễm trùng huyết cần tối đa ba hộp CytoSorb, một hộp mỗi ngày với giá 1.200 USD. Song bệnh nhân Covid-19 có lượng cytokine giải phóng quá lớn, phải trải qua hàng chục chu kỳ lọc máu, cần hai hộp mỗi ngày.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vì sao cơn bão cytokine có thể gây tử vong ở bệnh nhân COVID-19?

Thục Linh (Theo NY Times) - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm