Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng quan về chế độ ăn GAPS - Phần 2

Chế độ ăn GAPS cho rằng việc loại bỏ các loại thực phẩm như ngũ cốc và đường có thể giúp mọi người điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng khó đọc.

Làm thế nào để thực hiện chế độ ăn kiêng GAPS?

Tuân theo chế độ ăn kiêng GAPS cần loại bỏ ngũ cốc, đường, đậu nành, các chế phẩm từ sữa, rau củ chứa nhiều tinh bột và thực phẩm chế biến công nghiệp ra khỏi chế độ ăn. Đây cũng là một trong những chế độ ăn rất giới hạn.

Có ba giai đoạn trong chế độ ăn kiêng GAPS:

1. Giai đoạn giới thiệu

Trước khi tuân theo một chế độ GAPS đầy đủ thì người ăn được khuyên nên ăn theo một chế độ giới thiệu để làm quen với GAPS.

Tuy là một chế độ ăn rất giới hạn, giai đoạn này nhằm mục đích chữa lành ruột và giảm nhanh các triệu chứng tiêu hóa. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến thậm chí là 1 năm.

Giai đoạn giới thiệu được chia thành sáu giai đoạn nhỏ. Mỗi giai đoạn được bổ sung một loại thực phẩm mới. Người ăn không nên chuyển sang giai đoạn tiếp theo nếu gặp các triệu chứng về tiêu hóa bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Đau bụng

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, chế độ ăn bao gồm:

  • Nước dùng xương tự làm
  • Thịt hoặc cá luộc
  • Rau nấu chín
  • Men vi sinh, chẳng hạn như nước rau quả lên men, sữa chua, và váng sữa lên men
  • Trà gừng hoặc trà hoa cúc với mật ong
  • Nước lọc

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 có thể bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Lòng đỏ trứng gà
  • Thịt hầm với thịt và rau
  • Bơ tự làm

Giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3, thêm các loại thực phẩm sau:

  • Quả bơ
  • Dưa cải bắp và các loại rau củ muối
  • Bánh pancake theo tiêu chuẩn GAPS
  • Trứng chưng với bơ tự làm, hoặc mỡ gia cầm
  • Bổ sung men vi sinh

Giai đoạn 4

Các loại thực phẩm sau có thể được thêm vào giai đoạn này gồm:

  • Thịt nướng
  • Dầu ô liu ép lạnh
  • Nước ép cà rốt
  • Milkshake theo tiêu chuẩn GAPS
  • Bánh mì theo tiêu chuẩn GAPS

Giai đoạn 5

Trong giai đoạn 5, thêm các loại thực phẩm sau:

  • Puree táo nấu chín
  • Rau sống, như rau xà lách và dưa chuột bỏ vỏ
  • Nước ép trái cây

Giai đoạn 6

Trong giai đoạn 6, thêm các loại thực phẩm sau:

  • Táo gọt vỏ
  • Trái cây tươi
  • Mật ong
  • Các loại bánh nướng có trái cây sấy khô

Sau khi hoàn thành giai đoạn giới thiệu này, nhiều người sẽ chuyển sang một chế độ ăn GAPS đầy đủ.

2. Chế độ ăn GAPS đầy đủ

Trong chế độ ăn GAPS, cần tránh tất cả các loại ngũ cốc, đường, rau củ nhiều tinh bột, carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1,5-2 năm.

Các loại thực phẩm được chấp nhận bao gồm:

  • Trứng
  • Thịt, cá và động vật có vỏ (tươi hoặc đông lạnh)
  • Rau quả tươi
  • Tỏi
  • Chất béo tự nhiên, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu dừa và bơ tự làm
  • Một lượng vừa phải các loại hạt
  • Bánh nướng làm bằng bột của các loại hạt

Chế độ ăn kiêng GAPS cũng khuyến nghị mọi người:

  • Sử dụng thực phẩm hữu cơ càng thường xuyên càng tốt
  • Tránh tất cả các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn
  • Ăn thực phẩm lên men với mỗi bữa ăn
  • Uống nước canh xương với mỗi bữa ăn
  • Tránh ăn trái cây trong bữa ăn
  • Kết hợp các loại thực phẩm giàu protein với rau

3. Giai đoạn giới thiệu lại

Sau ít nhất 6 tháng tiêu hóa bình thường, mọi người có thể chọn chuyển sang giai đoạn giới thiệu lại.

Giai đoạn cuối cùng của chế độ ăn kiêng GAPS liên quan đến việc giới thiệu lại dần các mặt hàng thực phẩm trong vài tháng.

Chế độ ăn uống khuyến nghị bắt đầu với khoai tây và ngũ cốc lên men. Nên bắt đầu với khẩu phần nhỏ và tăng dần khẩu phần, miễn sao không xảy ra vấn đề về tiêu hóa. Sau đó có thể bổ sung thêm các loại rau củ nhiều tinh bột, ngũ cốc và các loại đậu đỗ.

Danh sách thực phẩm ăn kiêng GAPS

Mọi người có thể ăn các loại thực phẩm sau đây trong chế độ ăn kiêng GAPS:

  • Nước hầm xương
  • Thịt, tốt nhất là không có hormone hoặc được cho ăn cỏ tự nhiên
  • Động vật có vỏ
  • Chất béo động vật
  • Trứng
  • Trái cây tươi và rau củ không chứa tinh bột
  • Thực phẩm và đồ uống lên men
  • Phô mai tự nhiên
  • Dừa, nước cốt dừa và dầu dừa
  • Các loại hạt
  • Đậu thận trắng
  • Rượu vang khô

Những thực phẩm cần loại bỏ trong chế độ ăn GAPS bao gồm:

  • Đường và chất tạo ngọt nhân tạo
  • Các loại siro
  • Rượu, nhưng người lớn có thể thỉnh thoảng uống một ly rượu vang khô
  • Thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn
  • Các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì và yến mạch
  • Các loại rau củ có tinh bột, chẳng hạn như khoai tây và khoai mỡ
  • Sữa
  • Các loại đậu đỗ, ngoại trừ đậu trắng và đậu xanh
  • Cà phê
  • Trà đặc
  • Các chế phẩm từ đậu nành

Kế hoạch bữa ăn mẫu GAPS

Bắt đầu một ngày với một trong những điều sau đây:

Một ly nước chanh

Một ly nước ép trái cây và rau quả tươi

Bữa sáng:

Bánh pancake phủ bơ hoặc mật ong

Một tách trà chanh với gừng

Bữa trưa:

Thịt hoặc cá với rau

Nước hầm xương

Đố ăn muối, chẳng hạn như kim chi, dưa cải bắp, sữa chua

Bữa tối:

Rau được nấu với nước hầm xương

Món ăn có lên men, chẳng hạn như kim chi, dưa cải bắp, sữa chua

Tóm lại

Chế độ ăn GAPS tuyên bố rằng giúp điều trị bệnh tự kỷ và các vấn đề về hành vi và tâm lý khác. Tuy nhiên, không có kết quả nghiên cứu đáng tin cậy bổ trợ những tuyên bố này.

Vì vậy tại thời điểm này, GAPS dường như là để quảng cáo chứ chưa có một thống kê xác thực nào về việc điều trị tự kỉ..

Nên tiến hành thận trọng...

Những ai đang quan tâm đến việc thử chế độ ăn GAPS trước hết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng rồi đưa ra quyết định. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực hiện chế độ ăn Keto bạn cần biết 4 điều này

Ngân Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm