Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn

Tôi được yêu cầu cắt giảm cả muối và natri trong chế độ ăn vì lý do sức khoẻ. Việc dừng ăn mặn thì chẳng có gì là quá khó khăn, nhưng tôi không hiểu lượng natri thừa mà bác sĩ nói đến từ đâu?

Đối với nhiều người, tiêu thụ quá nhiều natri có thể góp phần làm tăng huyết áp, là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch và đột quỵ, và có thể dẫn đến giữ nước và sưng phù. Việc giảm lượng muối, natri và các thành phần có chứa natri có thể giúp duy trì huyết áp của bạn ở mức khỏe mạnh hơn.

Một muỗng cà phê muối có khoảng 2.300 miligam natri. Chỉ cần một phần tư thìa cà phê  muối đã chứa tới 580 miligam natri.

Mặc dù muối là nguồn cung cấp chính, nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng có hàm lượng natri cao. Thực phẩm đóng hộp, thức ăn đông lạnh, thịt ướp muối, và nhiều thực phẩm chế biến sẵn khác chứa một lượng natri khổng lồ, cả từ muối dùng để pha chế thực phẩm và từ bất kỳ chất phụ gia thực phẩm nào cùng với chất bảo quản có chứa natri dưới nhiều hình thức khác nhau.

Vì vậy, để giảm lượng muối trong chế độ ăn, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ đơn giản là loại bỏ hộp muối ra khỏi căn bếp của mình. Hãy đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để xác định lượng natri trong mỗi thực phẩm bạn mua. Tránh các sản phẩm có trên 140 miligam natri trong mỗi khẩu phần.

Bao nhiêu natri là quá nhiều?

Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2015-2020, những nhóm người được kể đến dưới đây cần hạn chế lượng muối ăn ở mức dưới 1.500 miligam natri mỗi ngày:

  • Người Mỹ gốc Phi
  • Bệnh tiểu đường
  • Những người bị huyết áp cao
  • Người bị bệnh thận
  • Mọi người trên 50 tuổi

Những người không ở trong nhóm trên nên giữ ở mức dưới 2.300 miligam natri mỗi ngày. Điều này không dễ dàng nếu bạn cứ ăn bất kỳ loại thực phẩm chế biến sẵn nào, dù cho chúng tiện dụng hay tốt cho bạn. Bạn sẽ tìm thấy natri trong hầu hết các loại bơ, bơ thực vật, sữa, bánh mì và các thực phẩm phổ biến khác. Một lần nữa, hãy xem kỹ thành phần dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm để biết lượng natri trên mỗi khẩu phần là bao nhiêu.

Hãy chú ý đến những thành phần sẽ cung cấp muối và natri cho bạn trên nhãn của tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói mà bạn mua:

  • Bột ngọt
  • Baking Soda
  • Bột nở
  • Disodium phosphate
  • Natri alginat
  • Natri nitrat hoặc nitrit

Tuy nhiên, cơ thể bạn vẫn cần một lượng nhỏ natri, do đó bạn không nên loại bỏ tất cả các sản phẩm và thực phẩm có chứa natri ra khỏi chế độ ăn uống của bạn (và điều đó hầu như không thể). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế và kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể bằng cách:

  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp.
  • Tránh xa thịt đóng hộp và thịt đã được bảo quản.
  • Tránh xa thực phẩm đông lạnh tiện lợi như những món ăn đông lạnh, pizza và đồ ăn nhanh.
  • Mua các loại hạt và mứt không muối.
  • Loại bỏ muối khỏi công thức nấu ăn của bạn.
  • Hãy thử các chất thay thế muối được làm bằng kali.
  • Sử dụng các loại gia vị hỗn hợp, nhưng hãy đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để biết lượng muối và natri trong từng sản phẩm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên quan giữa muối và cân nặng

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm