Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Rubella

Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Hội chứng rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh

Bệnh Rubella là gì?

Rubella là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus rubella gây ra, với các triệu chứng như phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết. Bệnh rubella còn có một tên gọi khác là “bệnh sởi Đức”.  Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, có thể xảy ra thành dịch. 

Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) nhưng lại khá nghiêm trọng do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai.

Tên gọi bệnh rubella xuất phát từ tiếng Latin - nghĩa là những nốt chấm nhỏ.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubella

Rubella là một bệnh gây nhiễm trùng nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số trẻ thường không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào. Mức độ nhiễm trùng có thể nặng hơn đối với thanh thiếu niên và người lớn. Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Sốt nhẹ.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ và sau tai.
  • Ban đỏ, không ngứa mọc đầu tiên trên mặt sau đó lan ra thân mình (trừ lòng bàn tay, bàn chân). Ban dạng chấm nhỏ, màu hồng, chuyển thành màu trắng khi ấn vào. Ban thường xuất hiện khoảng một vài ngày sau sốt.
  • Đau khớp xương thường phổ biến đối với thanh thiếu niên và người lớn. Đau khớp xương thường diễn ra sau khi bị nổi ban đỏ và kéo dài khoảng vài tuần.

Không phải mọi ca bệnh đều có triệu chứng như nhau và đôi khi các bệnh khác cũng có biểu hiện tương tự, đặc biệt là triệu chứng phát ban. Hãy cho trẻ đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bệnh rubella lây truyền như thế nào?

 Bệnh Rubella lây truyền qua đường hô hấp, khi người lớn và trẻ em:

  • Hít phải những giọt dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa virus của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh.
  • Tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Con bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu:

  • Trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 02 liều vaccine MR phòng Sởi - Rubella hoặc vaccine MMR phòng sởi – quai bị - rubella.
  • Trẻ đi sang những vùng có dịch, bệnh mà chưa được tiêm chủng.
  • Trẻ sống trong điều kiện chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh, trẻ suy dinh dưỡng…
Dưới kính hiển vi, virus rubella trông giống những quả cầu nhỏ.
Biến chứng

Biến chứng nguy hiểm nhất gặp phải khi phụ nữ có thai bị mắc bệnh trong vòng 4 tháng đầu của thai kỳ. Người mẹ mang thai bị nhiễm rubella có thể truyền virus sang cho thai nhi gây những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…Những bệnh này gọi là hội chứng rubella bẩm sinh.

Viêm khớp gối, khớp cổ tay và ngón tay là những biến chứng phổ biến ở thanh thiếu niên và nữ giới trưởng thành. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, rubella có thể làm giảm tiểu cầu gây xuất huyết hoặc gây viêm não.

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sỹ

Nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc bệnh rubella, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức do trẻ có thể có nguy cơ lây bệnh cho những phụ nữ có thai trong cộng đồng.

Các bác sỹ sẽ khám và xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, điều trị cho trẻ và hướng dẫn bạn cách chăm sóc.

Chăm sóc trẻ tại nhà

 Việc chăm sóc tại nhà chủ yếu là làm giảm triệu chứng:

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
  • Trẻ cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9‰.
  • Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
  • Lau mình mẩy hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
Trẻ từ 12 tháng đến 18 tuổi cần được tiêm vaccin MMR để phòng bệnh.

Phòng bệnh

Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác rất có ý nghĩa trong phòng bệnh.

Cách ly người bệnh: người bệnh sau khi được phát hiện phải cách ly càng sớm càng tốt.

  • Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban. Trẻ em nên nghỉ học, người lớn nên nghỉ làm, ở tại nhà trong thời gian cách ly.
  • Để người bệnh nghỉ ngơi ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Phòng bệnh chủ động: Rubella có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh Rubella. Hiện nay, tại Việt Nam, vaccine Rubella có thể được kết hợp trong Vaccin MR phòng Sởi và Rubella, được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em từ 1- 18 tuổi, với 2 liều tiêm. Hoặc bạn có thể cho trẻ tiêm vaccin MMR phòng sởi - quai bị - Rubella, khuyến cáo nên tiêm cho trẻ từ 1 -18 tuổi, nên tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách 2 – 3 năm sau khi tiêm mũi thứ nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccin MMR phòng sởi - quai bị - rubella cho trẻ em

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm