Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng chất béo, muối và đường hợp lý cho bữa ăn của trẻ em

Bạn rất khó có thể ép được trẻ em ăn món này món kia. Cấm đoán cũng gặp kết quả tương tự. Khi trẻ bị cấm ăn một thứ, chúng sẽ càng thèm muốn món ăn đó hơn.

Sử dụng chất béo, muối và đường hợp lý cho bữa ăn của trẻ em

Điều quan trọng cho cả trẻ em và người lớn là cần ăn đủ các loại thực phẩm nhưng không nên ăn quá nhiều bất cứ một loại nào. Các loại đồ ăn vặt giàu chất béo và chất đường có thể tiêu thụ ở một mức vừa phải mà vẫn hợp lý.

Dưới đây là thông tin về chất béo, đường và muối và thực đơn khuyến nghị dựa trên lời khuyên của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Sức khỏe Mỹ.

Ăn uống để có một trái tim khỏe mạnh

Thời thơ ấu là khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu rèn luyện một thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, những mục tiêu mà người lớn đặt ra để cắt giảm tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol không hoàn toàn phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi.

Chất béo là chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em

Chất béo cung cấp năng lượng (hay calorie) mà trẻ em cần để phát triển thể chất và cho các hoạt động thể lực và không nên bị giới hạn quá nghiêm ngặt.

Mối nguy hại từ việc tiêu thụ quá nhiều chất béo

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo đặc biệt là các chất béo bão hòa có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm cả các bệnh tim mạch khi trưởng thành. Các chất béo bão hòa thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng và thường được tìm thấy trong các loại thịt mỡ (như thịt bò, thịt lợn, giăm bông, thịt bê và thịt cừu) và nhiều sản phẩm từ bơ sữa (sữa nguyên kem, pho mát và kem).

Vì lý do đó, trẻ em trên 2 tuổi chỉ nên ăn các loại thực phẩm mà chứa hàm lượng chất béo nói chung và chất béo bão hòa thấp.

Các loại thực phẩm bổ dưỡng, ít béo và ít cholesterol cho trẻ trên 2 tuổi:

  • Thịt gia cầm
  • Thịt nạc (luộc, nướng, quay; không chiên rán)
  • Margarine mềm (thay cho bơ)
  • Các sản phẩm bơ sữa ít béo
  • Dầu thực vật chứa lượng chất béo bão hòa thấp
  • Hạn chế ăn trứng

Quy tắc chung về việc tiêu thụ chất béo

Theo khuyến cáo chung, lượng chất béo không nên vượt quá 30% tổng mức năng lượng trong bữa ăn của trẻ, với ít hơn 1/3 năng lượng cung cấp từ các loại chất béo bão hòa và phần còn lại nên từ các loại chất béo không bão hòa tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng bao gồm dầu thực vật như dầu ngô, dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu olive.

Một số bậc phụ huynh cảm thấy khá bối rối trước thông tin về các loại chất béo. Nói chung, dầu và mỡ có nguồn gốc từ động vật thuộc loại chất béo bão hòa. Cách đơn giản nhất là giảm lượng tiêu thụ tất cả các loại chất béo trong chế độ dinh dưỡng của gia đình

Lưu ý: Sữa nguyên kem được khuyến cáo cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyên nên giảm các loại sữa béo này nếu con bạn bị thừa cân hay béo phì hay tiền sử gia đình có người bị cholesterol máu cao hay mắc các bệnh tim mạch. Hãy trao đổi với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định đổi từ sữa nguyên kem sang sữa ít béo cho trẻ sử dụng.

Hãy tập cho trẻ ăn nhạt

Muối làm gia tăng vị ngon của nhiều món ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy có một mối quan hệ giữa lượng muối ăn trong chế độ dinh dưỡng với bệnh cao huyết áp ở một vài cá nhân và nhóm người. Bệnh cao huyết áp có ảnh hưởng đến khoảng 25% người Mỹ trưởng thành và là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Không nên để lọ muối trên bàn ăn

Thói quen thêm muối vào các món ăn là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nêu trên. Do vậy, hãy cho trẻ ăn nhạt nhiều nhất có thể. Khi nấu ăn, giảm thiểu tối đa lượng muối trong quá trình chế biến và sử dụng các loại gia vị thảo mộc khác để thay thế. Đồng thời, hãy  bỏ lọ muối khỏi bàn ăn của gia đình.

Kiểm tra lượng natri trong các thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng natri khá cao. Hãy kiểm tra kỹ lượng natri trên nhãn các loại thực phẩm sau đây:

  • Pho mát
  • Bánh pudding ăn liền
  • Rau đóng hộp
  • Súp đóng hộp
  • Xúc xích
  • Nước sốt salad
  • Dưa muối
  • Ngũ cốc ăn liền
  • Khoai tây chiên và đồ ăn vặt khác

Lượng đường trong chế độ dinh dưỡng của trẻ: không chỉ là chất tạo độ ngọt

Các loại chất làm ngọt cao năng lượng rất đa dạng, từ các loại đường đơn như fructose và glucose, cho tới các loại đường phổ biến khác, đường mật, mật ong và siro ngô giàu fructose. Mặc dù được sử dụng với mục đích chính là làm ngọt nhưng đường cũng có những tác dụng khác. Ví dụ, đường có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm, có thể làm thay đổi kết cấu của thực phẩm và tăng màu sắc cũng như mùi vị.

 
Đường cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể

Đường trong thực phẩm, dù là tự nhiên hay thêm vào – cũng là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hằng ngày. Nếu được lựa chọn, hầu hết trẻ em đều sẽ yêu cầu các loại đồ ăn và đồ uống ngọt cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng con người về tự nhiên đều thích những thứ có vị ngọt.

Tiêu thụ quá nhiều đường đồng nghĩa với việc cung cấp quá nhiều năng lượng

Các bậc cha mẹ nên biết rằng năng lượng từ đường có thể nhanh chóng tích lũy theo thời gian dẫn đến tăng cân, đồng thời đường cũng đóng vai trò trong sự hình thành các bệnh răng miệng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lịch ăn uống và tập luyện giúp tăng chiều cao ở trẻ

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm