Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho con bú sau khi mổ đẻ

Nhìn chung, việc cho con bú nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi em bé ra đời. Sau khi bạn mổ đẻ, sẽ có một số vấn đề khiến việc cho con bú của bạn gặp nhiều khó khăn. Nhưng, bằng việc chuẩn bị trước cho những khó khăn này, bạn có thể vượt qua chúng và dễ dàng cho em bé bú sau khi vừa mới mổ đẻ.

Cho con bú và tình trạng đau ở vết mổ

Đau tại vết mổ cùng với những cơn đau do tử cung co lại có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi cho con bú. Việc nằm nghiêng một bên và ôm trẻ kiểu ôm bóng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong khi vết mổ đang lành lại. Nếu bạn muốn cho con bú trong tư thế ngồi, hãy sử dụng một chiếc gối kê lên trên vết mổ để tránh va chạm vào vết mổ. Khi vết mổ lành dần, thì việc cho con bú sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Các loại thuốc dùng khi sinh mổ ảnh hưởng đến bạn và em bé như thế nào?

Phụ thuộc vào loại thuốc gây mê mà bạn được sử dụng khi mổ, bạn và em bé có thể sẽ vẫn ngủ một lúc sau khi việc mổ đẻ diễn ra. Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ có thể cho con bú ngay khi thuốc mê hết tác dụng. Nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, bạn có thể bắt đầu cho con bú ngay khi bạn đang ở trong phòng mổ hoặc ngay sau khi được trở về phòng hồi sức.

Cho con bú và các loại thuốc giảm đau

Việc bạn sử dụng thuốc giảm đau sau khi mổ đẻ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn bị đau, thì việc vết mổ lành lại sẽ khó khăn hơn và bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi cho con bú. Sữa của bạn cũng sẽ khó về hơn.

Hãy trao đổi với bác sỹ về việc cho con bú và yêu cầu được sử dụng các loại thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú. Kể cả khi bạn sử dụng loại thuốc an toàn cho trẻ, thì một lượng nhỏ của thuốc cũng có thể đi qua sữa mẹ và khiến trẻ buồn ngủ. Tình trạng buồn ngủ gây ra do thuốc giảm đau không gây hại cho em bé, nhưng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn khi phải cho một em bé đang buồn ngủ bú mẹ.

Sinh mổ và quá trình tạo ra sữa mẹ

Sau khi mổ đẻ, bạn có thể nhận thấy rằng, sữa của mình chưa thể về ngay được. Tuy vậy, bạn vẫn nên cho trẻ bú càng thường xuyên càng tốt để kích thích cơ thể tạo ra sữa mẹ.

Nếu bạn phải cách ly với em bé?

Nếu sau khi sinh, bạn và em bé phải cách ly nhau, thì bạn sẽ không có cơ hội cho bé bú ngay lập tức.  Nếu bạn phải cách ly với bé nhiều hơn 12 tiếng, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để có thể bắt đầu kích thích tuyến vú sản xuất ra sữa. Hút sữa ra với tần suất từ 2-3 giờ một lần cho đến khi bạn được tiếp xúc với bé và cho bé bú.

Cảm xúc sau khi sinh mổ

Nếu ca sinh mổ của bạn là một cuộc phẫu thuật khó hoặc nếu là trường hợp cấp cứu mà bạn không chuẩn bị trước, thì tình trạng thể chất và tâm lý của bạn có thể sẽ làm cản trở đến mong muốn cho con bú của bạn.

Sinh đẻ do chấn thương hoặc sinh mổ ngoài dự kiến có thể khiến bạn cảm thấy buồn và thất bại. Nếu ca sinh không diễn ra đúng như bạn tưởng tượng, bạn cũng có thể sẽ có cảm giác hụt hẫng. Đây là những cảm xúc rất thường gặp và không phải chỉ một mình bạn xuất hiện những cảm xúc như vậy. Hãy nói ra những cảm nhận của mình và chấp nhận sự hỗ trợ từ người thân hoặc nhân viên y tế. Việc cho con bú có thể sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng khó khăn này và vượt qua được những cảm xúc tiêu cực.

& mẹo giúp bạn cho con bú thành công sau khi mổ đẻ

  • Sau khi mổ đẻ, hãy cho con bú càng sớm càng tốt
  • Cho con bú thường xuyên, 2-3 tiếng một lần
  • Hãy giữ em bé ở gần bạn càng nhiều càng tốt. Hãy yêu cầu chồng, bạn bè hoặc người thân ở cùng bạn để có thể giúp bạn chăm sóc em bé.
  • Sử dụng máy hút sữa nếu bạn phải cách ly với em bé. Hút sữa ra 2-3 tiếng một lần để kích thích cơ thể sản xuất ra sữa.
  • Dùng thuốc đúng như chỉ định. Bạn sẽ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi cho con bú.
  • Tận dụng khoảng thời gian bạn nằm trong viện. So với những phụ nữ sinh thường, bạn có thể sẽ phải ở lại viện lâu hơn. Bạn cần sử dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi và bắt đầu hồi phục. Ở lại viện lâu hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với các y tá và nữ hộ sinh. Hãy sử dụng khoảng thời gian này để hỏi họ những vấn đề mà bạn còn thắc mắc và học hỏi tất cả những gì có thể để bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi về nhà.
  • Một ca sinh mổ có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn khi cho con bú và sẽ khiến bạn dễ bị kiệt sức hơn bởi tình trạng đau tại vết mổ, cũng như những thay đổi về thể chất và tinh thần. Hãy cho bản thân bạn thời gian, chấp nhận sự giúp đỡ từ mọi người, kiểm soát tình trạng đau của bạn, nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú thường xuyên. Khi vết mổ bắt đầu lành, việc cho con bú sẽ dần trở nên dễ dàng hơn. Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng, thì việc cho con bú sau khi sinh mổ của bạn càng dễ dàng và càng thành công hơn.
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm