Trọng lượng trung bình của một em bé mới sinh vào khoảng 2,8 kg. Tuy nhiên, liệu bạn có biết được mình nặng bao nhiêu khi bước ra khỏi phòng sinh hay không? Và liệu phải mất bao lâu nữa bạn mới lấy lại được vóc dáng thon gọn như hồi chưa mang bầu?
Mặc dù khoảng thời gian lấy lại vóc dáng sau khi sinh là rất khác nhau đối với từng người và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số cân nặng khi mang thai, có cho con bú hay không, chế độ ăn uống và luyện tập… nhưng vẫn có một số mốc giai đoạn mà hầu như mọi phụ nữ đều trải qua sau khi sinh em bé.
24 giờ sau sinh
Người mẹ sẽ sút khoảng 4,5 kg ngay sau khi sinh em bé. Theo Sarah B.Krieger, phát ngôn viên của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, ngay sau khi sinh con bạn sẽ mất một ít máu, dịch thể và nước ối và nhát là em bé đã không còn trú ngụ trong bụng bạn nữa. Trong vòng 24 giờ này, vòng bụng của bạn sẽ giảm đi nhanh chóng và dĩ nhiên cân nặng cũng sụt giảm.
Sau một tuần
Bạn vẫn đang tiếp tục thải ra ngoài rất nhiều dịch, nhất là khi bạn được gây tê ngoài màng cứng khi sinh, điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang trong giai đoạn giảm cân. Tuy nhiên đừng vội đứng lên cân để kiểm tra. Hãy tập trung vào việc chọn loại quần áo vừa vặn với bạn hơn là quá để tâm vào chỉ số trên cân.
Việc cho con bú cũng góp phần hữu hiệu vào việc giảm cân. Mặc dù mọi phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm khoảng 500 calorie một ngày nếu họ đang cho con bú, tuy nhiên trên thực tế họ thường bị sụt nhiều cân hơn sau sinh. Theo bác sỹ Ashley Roman thuộc khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm y tế NYU Langone, phụ nữ thường có xu hướng bị giảm cân sau sinh nếu họ cho con bú bởi công việc này tiêu thụ khá nhiều năng lượng.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng điều này không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Một số phụ nữ sẽ sút cân nhanh hơn những người khác bất kể họ có cho con bú hay không. Một số phụ nữ khác lại tăng cân đều đặn trong khi đang cho con bú, bởi chế độ dinh dưỡng "bồi bổ" sau khi sinh.
Sau hai tuần
Krieger cho rằng người mẹ không nên quá quan tâm đến cân nặng của bản thân nếu họ vẫn đang cho con bú và lượng hormon thai kỳ vẫn đang có xu hướng giảm sút. Nói cách khác, bạn vẫn đang ở trong giai đoạn “baby blues” (trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau sinh) nên việc nhìn thấy số cân nặng trên cân có thể sẽ khiến bạn trở nên khủng hoảng hơn nữa.
Hơn nữa, số cân nặng thường sẽ không phản ánh lượng mỡ của cơ thể, do vậy đừng nên làm bản thân nản chí. Krieger khuyên các bà mẹ nên sử dụng một thước dây để đo chỉ số vòng eo hàng tháng thay vì kiểm tra cân nặng.
Sau một tháng
Nghe có vẻ vô lý nhưng hầu hết các bà mẹ mới sinh lần đầu sẽ giảm khoảng 7,5 kg trong vòng 1 tháng sau sinh, theo số liệu của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG). Hầu hết mọi phụ nữ đều được khuyên nên tăng từ 9,3-13,1 kg khi mang thai, nhưng chỉ 1 tháng sau sinh, bạn sẽ gần như lấy lại được vóc dáng như trước khi có bầu, nhất là khi bạn sinh con lần đầu.
Sau sáu tuần
Tử cung của bạn sẽ dần dần co nhỏ lại vào khoảng thời gian này, do vậy vòng bụng của bạn trông sẽ phẳng hơn và nhỏ hơn. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn đối với vòng hai của bạn. Có thể là bạn sẽ bắt đầu mặc bikini trở lại được rồi.
Sau một vài tháng
Theo ACOG, nếu bạn vẫn giữa thói quen ăn uống lành mạnh như trong thời gian mang thai, bạn sẽ dần trở lại với mức cân nặng bình thường trong vòng một vài tháng sau khi sinh em bé. Đồng thời việc tập luyện thể dục thể thao những lúc rảnh rỗi cũng sẽ giúp bạn trở nên thon gọn nhanh hơn.
Sau chín tháng
Không hoàn toàn sai khi nói rằng “nine months on, nine months off” nghĩa là bạn đã mất 9 tháng dung nạp, nuôi dưỡng em bé và cơ thể bạn khi mang bầu thì có nghĩa là bạn cũng sẽ mất 9 tháng sau sinh để trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn tăng nhiều hơn số cân nặng khuyến nghị là từ 9,3-13,1 kg, thì sẽ phải mất thêm một chút ít thời gian 9 tháng để bạn trở lại là “bạn” trước kia.
Vấn đề là số cân nặng mà các bà mẹ giảm sau sinh sẽ phụ thuộc vào từng người. Một chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc tẩm bổ quá mức hoặc thiếu tập luyện sẽ không hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Thậm chí việc ăn kiêng quá đà còn gây hạn chế hấp thu dưỡng chất và trì hoãn quá trình lành vết thương sau sinh. Ngoài ra trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng nếu bạn đang cho con bú.
Một điều lưu ý là, chế độ ăn lành mạnh là có hiệu quả cao nhất trong việc tìm lại vóc dáng sau khi sinh. Miễn là người mẹ nạp đủ năng lượng và dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm đa dạng để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc duy trì một cân nặng và làn da khỏe mạnh, bao gồm cả việc luyện tập hàng ngày, người phụ nữ ấy sẽ không chỉ là người mẹ khỏe đẹp nhất mà còn là một tấm gương về phong cách sống lành mạnh cho những đứa con của mình.
Chế độ giảm cân ăn nhiều protein (chủ yếu là thịt) được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới cảnh báo, việc tuân theo chế độ ăn thịt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chúng ta thường nghĩ chỉ trẻ em mới mắc bệnh Sởi mà không biết rằng người lớn cũng có thể mắc sởi, thậm chí có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Mặc dù đánh răng là điều cần thiết để giữ cho hàm răng trắng sáng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, nhưng thời điểm đánh răng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, đánh răng quá sớm sau một số bữa ăn nhất định (và trong một số tình huống khác) có thể gây nguy hiểm cho men răng của bạn. Bạn có tò mò không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những thời điểm đáng ngạc nhiên khi việc đánh răng có thể gây hại nhiều hơn lợi, bạn nên "nhịn" bao lâu và làm thế nào để bảo vệ răng mà không ảnh hưởng đến nụ cười của bạn.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.