Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 thói quen ai cũng đang làm vì tưởng là có ích nhưng hóa ra lại gây hại cực kỳ: Kiểm soát ngay trước khi quá muộn

Cần phải cẩn trọng với những lời khuyên về sức khỏe, nếu không muốn có ngày mang họa.

Chúng ta bị bao vây bởi vô số những lời khuyên bổ ích cho sức khỏe. Dĩ nhiên là có nhiều lời khuyên khá đúng đắn, cho bạn một cuộc sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, một số lại không hề chính xác, thậm chí còn gây hại rất nhiều cho bạn nữa nếu làm chúng như một thói quen .

Dưới đây là một số thói quen như vậy. Hãy xem có bản thân mình trong đó không nhé.

1. Uống 8 ly nước mỗi ngày

Nước là thứ cực kỳ quan trọng để duy trì sự sống, cũng như giúp sức khỏe tốt hơn về mọi mặt. Tuy nhiên, lời khuyên uống 8 ly nước mỗi ngày thực chất là không đúng.

Uống quá nhiều nước thậm chí còn có thể gây hại cho bạn, bởi nó khiến thận phải hoạt động quá tải hoặc không thể loại bỏ được phần nước dư thừa. Hơn nữa, mỗi người có cơ địa khác nhau, và bạn có thể sẽ cần một lượng nước nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) con số 8 ly.

2. Ăn thật nhiều cà rốt có thể giúp mắt sáng hơn, nhìn được trong đêm

Dù quả thực cà rốt là một loại rau củ mang lại nhiều lợi ích - đặc biệt là cho mắt, nhưng nó không giúp làm tăng thị lực của bạn đâu. Việc ăn cà rốt để nhìn rõ hơn trong đêm thực chất là một tin đồn khá nhảm nhí, bắt nguồn từ thập niên 1940.

Hơn nữa, cà rốt có chứa beta-carotene, và việc ăn quá nhiều sẽ khiến da của bạn đổi màu, trông khá tệ về mặt thẩm mỹ.

3. Cứ việc thức đêm rồi ngủ bù vào cuối tuần là được?

Ngủ nhiều hơn 8 tiếng là không hề tốt.

Ngủ là cách để cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ khoảng 8 tiếng mỗi đêm thôi. Nếu thiếu ngủ, cơ thể có khả năng suy nhược. Ngủ quá nhiều, bạn dễ gặp phải một số vấn đề liên quan đến tâm lý, thần kinh. Và đặc biệt, cứ thức rồi ngủ bù sẽ chẳng có ý nghĩa gì đâu, vì các tổn hại từ thiếu ngủ gây ra là không thể đảo ngược.

4. Đánh răng ngay sau khi ăn

Chỉ nên đánh răng ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

Đánh răng 2 lần mỗi ngày là lời khuyên thường gặp từ các nha sĩ. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn, và đây là một thói quen không tốt. Bởi lẽ sau khi ăn, men răng rất dễ bị tổn thương và việc tác động thêm bằng bàn chải sẽ rất có hại, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống thứ gì đó có tính acid.

Nếu cảm thấy không thể chịu được cảm giác thức ăn bám trong miệng, hãy đợi ít nhất 30 phút.

5. Chọn thực phẩm chức năng thay cho thực phẩm tự nhiên

Trên thực tế, việc các loại thực phẩm chức năng có công dụng hay không vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Uống cũng không sao, nhưng nếu vì uống mà bỏ qua các loại thực phẩm tự nhiên thì thực sự không hề tốt. Vậy nên, hãy làm sao để đảm bảo bữa ăn của mình thật cân bằng giữa đạm, đường bột và chất béo.

6. Lạm dụng kem chống nắng

Ảnh minh họa.

Kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tác hại của tia UV trong ánh Mặt trời. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức có thể khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu đi vitamin D. Nhìn chung, hãy đảm bảo được tiếp xúc với Mặt trời trong 10 - 15 phút mỗi ngày, để đảm bảo lượng vitamin D cho cơ thể.

7. Dùng bông ngoáy tai

Ráy tai không phải là thứ quá tệ hại. Nó có tác dụng ngăn bụi bẩn lọt vào trong tai của bạn. Nhưng tất nhiên khi ráy tai quá nhiều, chúng ta cũng cần lấy ra. Chỉ là nếu sử dụng bông ngoáy tai, bạn sẽ gặp khá nhiều rủi ro. Nhiều trường hợp đã hỏng thính lực vì chọc thủng màng nhĩ, đồng thời gây ra nhiều biến chứng khác như buồn nôn, mất vị giác...

Chỉ nên sử dụng bông ngoáy tai ở phần bên ngoài thôi. Trong trường hợp ráy tai đóng quá dày, tốt nhất hãy nhờ đến các y bác sĩ để lấy chúng ra một cách an toàn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Rượu và nguy cơ mang tên "COVID-19".

Theo J.D/Gia đình & Xã hội - Theo netnews.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm