Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ ngủ càng nhiều thì càng cao? - Phần 2

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy, có phải chăng trẻ ngủ càng nhiều thì sẽ phát triển càng tốt và sẽ càng cao?

Trẻ ngủ càng nhiều thì càng cao?

Vai trò của giấc ngủ với sức khỏe của trẻ nói chung

Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và dĩ nhiên là sẽ không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormon sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ cho tới 1 giờ. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ.

Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ. Các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ.

Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormon, bao gồm cả hormon giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng cơn thèm ăn gây ra chứng thừa cân và béo phì ở trẻ.

Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.

Vai trò đặc biệt của giấc ngủ với phát triển chiều cao của trẻ

Tăng trưởng chiều cao nói riêng và thế chất nói chung ở trẻ là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố để kích thích các bộ phận, cơ quan và các thành phần trong máu, cơ và xương.

Tuyến yên tiết ra một loại hormone tăng trưởng được gọi là GH. GH là yếu tố chủ chốt giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ trong khi ngủ (bao gồm cả tăng trưởng chiều cao) bên cạnh những yếu tố khác bao gồm dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần và tập thể dục. Tuy nhiên ở trẻ, những yếu tố quan trọng nhất để hỗ trợ tăng trưởng là dinh dưỡng và giấc ngủ. Đây cũng là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Hormone tăng trưởng GH được giải phóng trong suốt cả ngày, nhưng đối với trẻ em, nó được giải phóng nhiều nhất là khi trẻ bắt đầu giấc ngủ sâu của mình.

Đối với trẻ em, việc phát triển xương cũng đa số diễn ra trong khi ngủ hoặc nghỉ thay vì diễn ra trong khi hoạt động hoặc đứng. Nguyên nhân của hiện tượng này được các nhà khoa học của trường Wisconsin-Madison lý giải đến từ áp lực của trọng lượng cơ thể lên lớp sụn ở đầu xương khi đứng khiến xương khó có cơ hội phát triển như khi đang ở tư thế nằm. Và khi xương không có cơ hội phát triển, trẻ cũng sẽ không có cơ hội để cao lớn.

Ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến phát triển như thế nào?

Với những vai trò đã kể trên, giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nên chúng ta cần đặc biệt chú ý để đảm bảo trẻ có thể được ngủ đủ và ngủ ngon. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta để cho trẻ hoặc ép trẻ ngủ quá nhiều. Ngủ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt của trẻ như vận động, ăn uống cũng như ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ, gây cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ do chiều cao chịu tác động của rất nhiều yếu tố bao gồm cả giấc ngủ, dinh dưỡng và vận động. Bên cạnh đó, mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ngủ nhiều hơn thì sẽ cao hơn, nhưng ngủ nhiều hơn cũng dễ khiến trẻ thừa cân béo phì, và thực tế là thừa cân béo phì sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe cũng như cản trở tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Thời gian ngủ hợp lý theo tuổi

Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa ở mỗi trẻ và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ.

Trẻ sơ sinh 1- 4 tuần tuổi: Mỗi ngày ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ.

Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút, ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày là đủ: Tuy nhiên, mỗi giấc thường lâu hơn, kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 14 –15 giờ/ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ bắt đầu giống người lớn.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày. Phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một giờ. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 giờ/ngày giống như người lớn.

Vậy nên, trẻ ngủ nhiều hơn sẽ cao hơn và sức khỏe tốt hơn, nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều, tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ bị cản trở và rất nhiều vấn đề sức khỏe kèm theo sẽ xuất hiện.

Lời khuyên

Ngủ đúng và đủ rất quan trọng với phát triển đặc biệt là chiều cao của trẻ em, nhưng không phải vì thế mà cho trẻ ngủ quá nhiều. Ngoài quan tâm đến giấc ngủ, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Dinh dưỡng cũng là yếu tố mà các bậc phụ huynh có thể can thiệp để đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất và dinh dưỡng cần thiết để cao lớn. Một trong những nhóm dinh dưỡng cần và đủ, cũng như có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển chiều cao ở trẻ là bộ ba cao lớn: canxi, vitamin D và vitamin K2. Canxi giúp xương phát triển, vitamin D giúp canxi được hấp thụ tốt hơn và vitamin K2 giúp kích hoạt osteocalcin, đưa canxi chính xác tới xương,  từ đó giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triền chiều cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý về việc đảm bảo bổ sung đầy đủ bộ ba cao lớn này nhằm giúp trẻ có được chiều cao tối ưu. Bộ ba cao lớn vitamin K+vitamin D+canxi đã được bổ sung đầy đủ trong sản phẩm Lif Kun cao lớn do Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp với công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP sản xuất.

Bình luận
Tin mới
Xem thêm