I. Dinh dưỡng khi đang điều trị
Gan chuyển hóa mọi thứ bạn ăn, vì vậy một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với những người mắc bệnh gan như viêm gan B. Hơn nữa, vì nhiều người mắc bệnh bị thiếu năng lượng và mệt mỏi, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn nhiều sức sống. Dưới đây là một số mẹo dinh dưỡng cụ thể:
1. Thực phẩm người bệnh viêm gan B nên ăn
- Chất đạm (Protein nạc) như cá, thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng và đậu
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch và hạt diêm mạch
- Sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo
- Chất béo lành mạnh như trong quả hạch, quả bơ và dầu ô liu
- Trái cây và rau giàu vitamin
- Thực phẩm dễ tiêu
Bên cạnh đó, để giúp cơ thể xử lý thức ăn tốt hơn và hoạt động tốt nhất, bạn cũng cần uống nhiều nước. Nhưng không bao gồm đồ uống có chứa caffein như cà phê và cola.
Thực phẩm giàu vitamin thích hợp cho người bị viêm gan B.
2. Thực phẩm người bệnh viêm gan B không nên ăn
Hãy nhớ rằng một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể góp phần làm tổn thương gan. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, chất béo hoặc đường có hàm lượng calo cao, bạn sẽ tăng cân và chất béo sẽ bắt đầu tích tụ trong gan của bạn gây nên bệnh Gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ sẽ góp phần phát triển bệnh xơ gan, hoặc sẹo ở gan. Và chất béo trong gan của bạn cũng có thể cản trở hiệu quả của các loại thuốc điều trị virus viêm gan B.
Do đó, cần tránh một số thực phẩm sau:
- Hạn chế thực phẩm chiên, xào, quay,… nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế món ăn cay nóng như ớt, gừng, cari,…
- Những loại cá biển như cá thu, cá ngừ.. có thể gây xuất huyết.
- Không ăn thực phẩm tẩm nhiều muối, chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, khoai tây mọc mầm...
- Đồ ăn vặt có đường như bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt,… và trái cây có lượng đường cao làm gan khó tiêu hóa.
- Không uống rượu bia, chất kích thích.
- Tránh ăn gỏi sống, thực phẩm chưa nấu chín, vì có thể chứa virus và vi khuẩn.
- Tránh thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, vì có thể làm chậm thời gian phục hồi.
- Không ăn thịt đỏ, gan hoặc ngũ cốc đã được tăng cường chất sắt sẽ khiến gan quá tải và máu dư thừa sắt.
II. Những món ăn cấm kỵ với người viêm gan B
Bên cạnh các thực phẩm cần tránh, người bệnh viêm gan B cần tuyệt đối không nên ăn những mon ăn cụ thể như sau:
1. Thịt dê
Thịt dê rất bổ dưỡng do chứa nhiều giàu protein (chất đạm), lipit và cholesterol, vì vậy sẽ gây áp lực cho hoạt động phân giải của gan.
2. Nội tạng động vật
Bao gồm: gan, tim, lòng, bao tử... cũng chứa nhiều Cholesterol và các bộ phận nội tạng này thường là nơi chứa nhiều các chất độc của động vật, nên khả năng gây ngộ độc cho người viêm gan B cũng rất cao.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng quá trình lọc thải độc tố, chuyển hóa chất béo của gan.
3. Tôm
Đây là một loại hải sản được rất nhiều người ưu thích và sử dụng vì ngừa ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên bệnh nhân viêm gan B lại không nên ăn vì chất đạm cao trong tôm sẽ làm ảnh hưởng đến gan, gây suy giảm chức năng gan nếu bị dị ứng với tôm.
4. Lòng đỏ trứng
Tương tự như các thực phẩm trên, lòng đỏ trứng cũng chứa khá nhiều đạm, Cholesterol không tốt cho gan. Bạn có thể ăn lòng trắng trứng, tuy nhiên không ăn quá 1 quả/ngày.
5. Măng
Măng là một trong những thực phẩm bệnh nhân viêm gan B cần tránh xa. Vì măng rất giàu chất xơ và dai nên sẽ tác động đến quá trình chuyển hóa tại gan.
6. Nhân sâm, hồng sâm
Dù là loại thuốc quý nhưng người bệnh viêm gan B tuyệt đối không nên sử dụng, vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí gây xuất huyết do nhân sâm, hồng sâm có tác dụng tăng nhiệt, giảm âm, trong khi gan của người bệnh lại hay bị nóng.
III. Thực đơn lành mạnh cho người viêm gan B
Người bệnh viêm gan B nên ăn thường xuyên, có nghĩa là ăn ít nhất 3 bữa một ngày hoặc đồ ăn nhẹ ít nhất 3 đến 4 giờ một lần. Đây là cách để duy trì mức năng lượng và cũng có thể giúp bạn tránh được cảm giác buồn nôn, đôi khi là do tác dụng phụ của thuốc.
Bữa ăn cân đối bao gồm nhiều loại thực phẩm thuộc cả 4 nhóm thực phẩm:
- Bánh mì, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt
- Rau củ và trái cây
- Sản phẩm từ sữa
- Thịt, cá, đậu khô, đậu nành, các loại hạt và trứng
Mỗi nhóm thực phẩm này đều cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng quan trọng.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm gan B.
Thực đơn tham khảo:
Thực đơn 1:
Sáng: Bún thịt bò, trái cây chín
Trưa: 1 bát cơm, thịt nạc hấp, canh bí, nước cam
Chiều: 1 bát cơm, thịt bò xào rau cải, đu đủ
Tối: sữa tươi (200ml)
Thực đơn 2:
Sáng: cháo thịt, trái cây chín
Trưa: 1 bát cơm, thịt bò xào thập cẩm, canh cải
Chiều: 1 bát cơm, đậu sốt cà chua, tôm rang, canh rau, trái cây chín
Tối: sữa tươi (200ml)
Thực đơn 3:
Sáng: Bánh mì trứng, trái cây chín
Xế: 1 cốc chè đỗ đen
Trưa: cơm 2 bát, thịt rim, canh bí xanh tôm, trái cây chín
Xế: sữa tươi (200ml)
Tối: cơm 2 bát, thịt gà rang, rau muống luộc, trái cây chín
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm gan C lây truyền như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.