Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tất cả những gì cần biết về vaccine ngừa viêm gan B

Vaccine viêm gan B có khả năng bảo vệ hơn 90% cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn được tiêm phòng đủ ba mũi trước khi tiếp xúc với vi rút. Chúng rất an toàn ngay cả với phụ nữ mang thai, vì vậy, bạn nên tiêm phòng viêm gan B nhé!

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất dễ lây lan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nhiễm trùng có thể ở mức độ nghiêm trọng từ nhẹ (cấp tính), chỉ kéo dài vài tuần cho đến tình trạng sức khỏe mãn tính, nghiêm trọng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng này là tiêm phòng viêm gan B. Đây là những gì bạn cần biết:

Vaccine phòng viêm gan B

Vaccine viêm gan B được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng này. Vaccine được tiêm thành ba mũi.

Mũi đầu tiên có thể được tiêm vào một ngày bạn chọn. Mũi thứ hai phải được tiêm sau đó một tháng. Mũi thứ ba hay còn gọi là mũi cuối cùng phải được tiêm sáu tháng sau mũi đầu tiên.

Thanh thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi có thể chỉ tiêm 2 mũi

Ai nên tiêm phòng HBV?

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng trẻ em nên tiêm vaccine viêm gan B đầu tiên khi mới sinh và hoàn thành các mũi khi được 6 đến 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, vaccine HBV vẫn được khuyến nghị cho tất cả trẻ em nếu chưa được tiêm chủng, từ trẻ sơ sinh đến 19 tuổi.

Vaccine HBV thậm chí còn an toàn khi tiêm cho phụ nữ mang thai.

Ai không nên tiêm phòng viêm gan B?

Mặc dù được coi là một loại vaccine an toàn, có một số trường hợp bác sĩ khuyên không nên tiêm vaccine HBV. Bạn không nên tiêm phòng viêm gan B nếu:

  • Bạn đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vaccine viêm gan B trước đó
  • Bạn có tiền sử quá mẫn với nấm men hoặc với bất kỳ thành phần vaccine nào khác
  • Bạn đang bị bệnh cấp tính vừa hoặc nặng

Nếu bạn đang bị ốm, bạn nên hoãn tiêm vaccine cho đến khi tình trạng của bạn được cải thiện.

Hiệu quả của vaccine như thế nào?

Nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy vaccine mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài chống lại virus. Các nghiên cứu chỉ ra sự bảo vệ trong ít nhất 30 năm đối với những người được tiêm chủng khỏe mạnh bắt đầu tiêm phòng viêm gan B trước khi họ được sáu tháng tuổi.

Tác dụng phụ của vaccine viêm gan B

Như với bất kỳ loại thuốc nào, vaccine viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Triệu chứng phổ biến nhất là đau cánh tay do vết tiêm.

Các tác dụng phụ nhẹ thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Các tác dụng phụ nhẹ của vaccine bao gồm:

  • Đỏ, sưng hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Một đốm hoặc cục màu tím ở chỗ tiêm
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu hoặc kích động, đặc biệt là ở trẻ em
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Sốt 37,7 độ C trở lên
  • Buồn nôn

Gặp phải các tác dụng phụ khác là rất hiếm. Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ hiếm gặp, nghiêm trọng hơn này, bạn nên gọi cho bác sĩ. Chúng bao gồm:

  • Đau lưng
  • Mờ mắt hoặc thay đổi thị lực khác
  • Ớn lạnh
  • Lú lẫn
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi
  • Phát ban xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiêm vaccine
  • Ngứa, đặc biệt là trên bàn chân hoặc bàn tay
  • Đau khớp
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tê hoặc ngứa ran cánh tay và chân
  • Đỏ da, đặc biệt là trên tai, mặt, cổ hoặc cánh tay
  • Chuyển động giống như động kinh
  • Phát ban da
  • Buồn ngủ bất thường
  • Mất ngủ
  • Cứng hoặc đau ở cổ hoặc vai
  • Co thắt hoặc đau dạ dày
  • Đổ mồ hôi
  • Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường
  • Giảm cân

Tác dụng phụ của vaccine viêm gan B khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn có các triệu chứng của phản ứng dị ứng, hãy quay lại bác sĩ ngay lập tức. Bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải có thể cần được chăm sóc y tế, vì vậy hãy gọi cho bác sĩ để thảo luận về bất kỳ thay đổi thể chất bất thường nào sau khi tiêm vaccine.

Vaccine viêm gan B có khả năng bảo vệ hơn 90% cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn được tiêm phòng đủ ba mũi trước khi tiếp xúc với vi rút. Chúng rất an toàn ngay cả với phụ nữ mang thai, vì vậy, bạn nên tiêm phòng viêm gan B nhé!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm tốt cho gan 

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm