Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người viêm gan B nên ăn và kiêng gì?

Người mắc bệnh viêm gan B thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc thuyên giảm. Vậy để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng người bệnh viêm gan B nên ăn và kiêng gì?

Thực phẩm tốt cho người viêm gan B

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có vai trò làm sạch đường tiêu hóa, giúp lọc máu, giảm tải hoạt động của gan, cũng như giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Bên cạnh đó, chất xơ còn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hạn chế triệu chứng chướng bụng của người bệnh viêm gan B. 

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, carbohydrate, khoáng chất, protein, magne, kẽm và đồng. Bạn có thể bổ sung gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì nguyên cám, hạt kê… vào chế độ ăn hàng ngày.

2. Rau xanh

Bệnh nhân viêm gan B nên bổ sung rau xanh trong chế độ ăn

Rau xanh được liệt kê vào nhóm thực phẩm hàng đầu tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể người bệnh sẽ mất dần sức đề kháng vì thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Do đó, rau xanh là nguồn bổ sung các chất nhanh chóng, hiệu quả.

Cụ thể, rau má được xếp vào hàng những loại rau tốt nhất cho người viêm gan B nhờ vào khả năng làm mát gan, lợi tiểu, thanh lọc hiệu quả. Bạn có thể chế biến rau má thành các món canh, rau sống, cháo hoặc nước ép.

Ngoài ra, một số loại rau có màu xanh như súp lơ, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây… cũng vô cùng tốt cho bệnh nhân viêm gan B.

3. Trái cây

Các bác sỹ khuyên bệnh nhân viêm gan B nên ăn nhiều hoa quả. Đặc biệt như táo, cam, nho và chuối.

Táo có thể giúp bệnh nhân viêm gan B cải thiện hệ miễn dịch từ đó giảm đáng kể khả năng bị cảm lạnh. Cam rất giàu vitamin C tăng khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nho có thể giúp phục hồi sức khỏe gan vì loại quả này chứa các chất khoáng như calci, kali, phốt pho, sắt, protein, flavonoid.

4. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những chất béo lành mạnh tốt cho gan và tim. Chất béo bão hòa trong dầu động vật khi ăn quá nhiều có thể làm tích lũy mỡ trong gan, ngược lại dầu ô liu chứa hàm lượng acid béo không bão hoà nên ít tích lũy chất béo trong gan, cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện nồng độ men gan trong máu. Các bác sỹ khuyên nên tiêu thụ ít nhất 2-3 muỗng canh dầu ô liu mỗi ngày.

5. Trứng

Lòng trắng trứng có nhiều methionon, eytein, eystin là các amin bảo vệ gan, lòng đỏ trứng chứa nhiều phosphatidylcholin chất béo này rất tốt cho gan. Do đó, trừ khi bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể ăn 1 tuần 3 quả trứng luộc.

6. Protein trong thịt nạc, sữa

Protein là một chất vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chức năng gan. Chính vì vậy, thịt nạc và sữa thuộc nhóm thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh.

Thực phẩm cần tránh đối với bệnh viêm gan B

- Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng… các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.

- Động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.

- Hạn chế ăn các gia vị cay dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, bột cải, gừng…

- Không uống rượu, bia.

- Kiêng các loại thực phẩm có chứa sắt như bí đỏ, gan, thịt đỏ…

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm