Thực phẩm cần ăn
Đa số người bị viêm gan C không cần phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, họ cần ăn các loại thực phẩm giúp gan hoạt động tốt hơn.
Trái cây và rau củ
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối nên có một ít trái cây và rau củ. Các thực phẩm nêu trên chứa nhiều Vitamin và chất khoáng giúp gan hoạt động tốt.
Ăn trái cây và rau củ là điều lý tưởng. Tuy nhiên, chúng có thể là thực phẩm đông lạnh hay đóng hộp. Bệnh nhân cần đặt ra mục tiêu cho mình ăn 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày.
Rau xanh có thể giảm acid béo ở gan. Như vậy, rau xanh là thực phẩm tốt cho người viêm gan C. Cải kale, cải chân vịt và cải xanh là các ví dụ điển hình.
Đạm
Ăn nhiều chất đạm rất quan trọng vì đạm cung cấp năng lượng và giúp người bệnh cảm thấy no. Dùng đạm thay thế carbohydrate là một cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các loại thực phẩm giàu đạm như gà Tây, cá, đậu hũ, trứng, pho mát, đậu que và các loại hạt.
Thực phẩm từ sữa cũng cung cấp nhiều đạm, canxi và Vitamin D. Sữa ít chất béo hay không chất béo là thức uống tốt cho bệnh nhân viêm gan C. Người bệnh cần hạn chế sữa có nhiều đường.
Carbohydrate hỗn hợp
Ngũ cốc, bánh mì và yến mạch chứa nhiều carbohydrate cũng như Vitamin B, kể cả chất khoáng. Các thực phẩm này cũng có kẽm và chất xơ.
Thực phẩm có carbohydrate hỗn hợp như gạo nâu, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mì nguyên cám, lúa ma…
Thực phẩm cần tránh
Người bị viêm gan C cần tránh hay hạn chế các thức ăn gây ảnh hưởng đến gan.
Chất béo
Lượng béo hay dầu trong thức ăn giúp cơ thể tích tụ năng lượng, bảo vệ mô và vận chuyển Vitamin trong máu.
Tuy nhiên, chất béo có thể gây ra hiện tượng bất thường chẳng hạn như chất béo tích tụ ở gan dẫn đến hiện tượng xơ gan. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm gan C cần tiêu thụ chất béo tinh khiết từ hạt, dầu ô liu và dầu cá.
Đồ ăn có muối
Đối với bệnh nhân bị viêm gan C, kiểm soát lượng muối hấp thụ vào cơ thể rất quan trọng. Bệnh nhân bị xơ gan cần giảm lượng Natri nhằm hạn chế tích tụ chất lỏng trong bụng. Đây còn được gọi là hiện tượng xơ gan cổ trướng.
Tránh thực phẩm chế biến hay đóng hộp chính là hạn chế tích tụ lượng muối trong cơ thể.
Đường
Nhiều người tin rằng viêm gan C có liên quan đến mức độ đường huyết trong cơ thể. Cả hai có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Gan giúp kiểm soát lượng đường huyết. Thực phẩm có hàm lượng đường cao chẳng hạn như bánh ngọt, đồ ăn tráng miệng, kẹo có hàm lượng calories cao. Tuy nhiên, chúng có ít giá trị dinh dưỡng và làm đường huyết tăng mạnh.
Sắt
Khi bị viêm gan C mạn tính, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc thải ra chất Sắt. Thừa chất Sắt sẽ gây nên tình trạng quá tải trong lưu thông máu và hoạt động của các cơ quan.
Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ Sắt hoàn toàn vì chất này giúp cơ thể hoạt động. Người bệnh cần giới hạn việc ăn thịt đỏ, gan và ngũ cốc có bổ sung Sắt, trừ phi có sự chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm gan C lây truyền như thế nào?