1. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có vai trò làm sạch đường tiêu hóa, giúp lọc máu, giảm tải hoạt động của gan, cũng như giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Bên cạnh đó, chất xơ còn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hạn chế triệu chứng chướng bụng của người bệnh viêm gan B.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, carbohydrate, khoáng chất, protein, magne, kẽm và đồng. Bạn có thể bổ sung gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì nguyên cám, hạt kê… vào chế độ ăn hàng ngày.
2. Rau xanh
Bệnh nhân viêm gan B nên bổ sung rau xanh trong chế độ ăn
Rau xanh được liệt kê vào nhóm thực phẩm hàng đầu tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể người bệnh sẽ mất dần sức đề kháng vì thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Do đó, rau xanh là nguồn bổ sung các chất nhanh chóng, hiệu quả.
Cụ thể, rau má được xếp vào hàng những loại rau tốt nhất cho người viêm gan B nhờ vào khả năng làm mát gan, lợi tiểu, thanh lọc hiệu quả. Bạn có thể chế biến rau má thành các món canh, rau sống, cháo hoặc nước ép.
Ngoài ra, một số loại rau có màu xanh như súp lơ, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây… cũng vô cùng tốt cho bệnh nhân viêm gan B.
3. Trái cây
Các bác sỹ khuyên bệnh nhân viêm gan B nên ăn nhiều hoa quả. Đặc biệt như táo, cam, nho và chuối.
Táo có thể giúp bệnh nhân viêm gan B cải thiện hệ miễn dịch từ đó giảm đáng kể khả năng bị cảm lạnh. Cam rất giàu vitamin C tăng khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nho có thể giúp phục hồi sức khỏe gan vì loại quả này chứa các chất khoáng như calci, kali, phốt pho, sắt, protein, flavonoid.
4. Dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những chất béo lành mạnh tốt cho gan và tim. Chất béo bão hòa trong dầu động vật khi ăn quá nhiều có thể làm tích lũy mỡ trong gan, ngược lại dầu ô liu chứa hàm lượng acid béo không bão hoà nên ít tích lũy chất béo trong gan, cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện nồng độ men gan trong máu. Các bác sỹ khuyên nên tiêu thụ ít nhất 2-3 muỗng canh dầu ô liu mỗi ngày.
5. Trứng
Lòng trắng trứng có nhiều methionon, eytein, eystin là các amin bảo vệ gan, lòng đỏ trứng chứa nhiều phosphatidylcholin chất béo này rất tốt cho gan. Do đó, trừ khi bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể ăn 1 tuần 3 quả trứng luộc.
6. Protein trong thịt nạc, sữa
Protein là một chất vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chức năng gan. Chính vì vậy, thịt nạc và sữa thuộc nhóm thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh.
Thực phẩm cần tránh đối với bệnh viêm gan B
- Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng… các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.
- Động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.
- Hạn chế ăn các gia vị cay dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, bột cải, gừng…
- Không uống rượu, bia.
- Kiêng các loại thực phẩm có chứa sắt như bí đỏ, gan, thịt đỏ…
Tham khảo thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng cho người bị viêm gan B