Viêm gan B và ung thư gan nguyên phát
Trên thế giới, viêm gan mạn tính là nguyên nhân gây ra 80% ung thư gan nguyên phát và hơn 500.000 người tử vong mỗi năm do loại ung thư này. Hiện nay thì ung thư gan nguyên phát có tỉ lệ sống thêm 5 năm là 10%.
Ung thư gan nguyên phát là gì?
Có 2 loại ung thư gan là ung thư gan nguyên phát (còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan) và ung thư gan thứ phát (ung thư di căn từ các nơi khác tới gan).
Trên thế giới, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong những trường hợp tử vong do ung thư
Mối liên quan giữa viêm gan B và ung thư gan
Yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư gan là nhiễm viêm gan B mạn tính. Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần những người không nhiễm bởi vì virus tấn công trực tiếp và lặp lại làm phá các tế bào gan và dẫn đến ung thư.
Tin tốt là đã có vắc-xin phòng viêm gan B. Thực tế, Cục quản lí thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ còn gọi vắc-xin này là “vắc-xin phòng ung thư” bởi vì việc phòng viêm gan B mạn tính cũng góp phần ngăn chặn ung thư gan do nhiễm viêm gan B (tuy nhiên thì vắc-xin này không bảo vệ cơ thể khỏi ung thư gan do nhiễm viêm gan C mạn tính).
Bên cạnh đó thì các biện pháp kiểm soát viêm gan B mạn tính cũng giúp ngăn chặn tiến triển của ung thư gan.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan
Nguy cơ phát triển ung thư gan ở những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính tăng lên khi một người nhiều tuổi hơn hoặc được chẩn đoán xơ gan. Mặc dù ung thư gan thường gặp nhất trên những bệnh nhân bị ung thư gan nhưng ung thư gan nguyên phát có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân không bị xơ gan, do đó việc tầm soát ung thư gan thường xuyên là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư gan bao gồm tiền sử gia đình bị ung thư gan, sự tồn tại dai dẳng lượng lớn virus viêm gan B, đồng nhiễm với HIV hoặc virus viêm gan C, lạm dụng rượu, hút thuốc lá, béo phì và đái tháo đường, ung thư gan gặp nhiều ở nam hơn nữ.
Các triệu chứng của ung thư gan
Ung thư gan là một kẻ giết người thầm lặng bởi vì hầu hết ở các bệnh nhân không xuất hiện những triệu chứng hoặc dấu hiệu ở giai đoạn sớm. Kể cả những khối u có kích thước lớn và nhỏ đều có thể không phát hiện được khi chúng nằm ở vị trí gan phía dưới các xương sườn và không gây đau.
Đau hầu hết chỉ xuất hiện khi khối u phát triển to lên. Giai muộn hơn của ung thư, khi khối u có kích thước lớn hoặc khi nó ảnh hưởng đến các chức năng của gan, có thể xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như đau bụng, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, cuối cùng là vàng da, vàng mắt và xuất hiện khối ở bụng. Những bệnh nhân có bất kì các triệu chứng nào nêu trên cần đến gặp bác sĩ ngay để được đánh giá chính xác.
Những đối tượng cần sàng lọc bệnh ung thư gan
Bởi vì ung thư gan phát triển thầm lặng nên những bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính cần được sàng lọc ung thư gan khi khám định kì. Ở những bệnh nhân này, ung thư gan có thể xuất hiện kèm theo hoặc không kèm theo xơ gan, vì vậy sàng lọc thường xuyên là hết sức cần thiết. Phát hiện sớm ung thư gan sẽ mang lại nhiều kết quả điều trị hơn, cải thiện cơ hội sống sót của bệnh nhân.
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan
Sàng lọc ung thư gan có thể được làm khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát hay định kì, bao gồm xét nghiệm AFP 6 tháng một lần, và siêu âm gan 1-2 lần 1 năm. Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ. Những bệnh nhân mắc xơ gan hay có tiền sử gia đình bị ung thư gan được khuyến cáo sàng lọc thường xuyên hơn.
Điều trị ung thư gan
Điều trị ung thư gan nguyên phát vẫn còn nhiều thách thức so với các loại ung thư khác vì ngoài tổn thương ung thư, gan còn bị phá hủy bởi nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Với mỗi bệnh nhân, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào nguy cơ suy gan và mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Các phương pháp điều trị hiện có bao gồm phẫu thuật, hóa trị, và một số loại thuốc uống. Ghép gan là một lựa chọn cho những người có khối u mà không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật hay điều trị nội khoa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn cho người bị ung thư gan
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.