Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư gan lây lan trong cơ thể như thế nào?

Triển vọng và lựa chọn điều trị ung thư gan của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả mức độ lây lan của ung thư. Nắm rõ kiến thức này sẽ giúp tìm phương pháp điều trị thích hợp giúp ngăn chặn ung thư di căn.

I. Ung thư gan lây lan trong cơ thể như thế nào?

Các tế bào trong cơ thể chúng ta là một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất. Khi các tế bào cũ chết đi, tế bào mới sẽ được hình thành để thay thế. Tuy nhiên, nếu tổn thương DNA có thể dẫn đến sản sinh tế bào bất thường. Và hệ thống miễn dịch sẽ đảm nhiệm chức năng kiểm soát chúng.

Nhưng tế bào ung thư lại không tuân theo các quy định này. Bởi các tế bào bất thường có thể tiếp tục sinh sản mặc dù các tế bào cũ đã chết đi.

Sự phát triển không kiểm soát được của các tế bào bất thường là nguyên nhân hình thành khối u. Và bởi vì chúng tiếp tục sinh sản, nên chúng có thể di căn (lây lan) đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư gan lây lan như thế nào

Ung thư gan không lây trực tiếp từ người này sang người khác.

Ung thư gan có thể lây lan theo 3 cách:

1. Qua mô

Các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính trong gan và hình thành các khối u mới trong các mô lân cận.

2. Trong hệ thống bạch huyết

Tế bào ung thư di chuyển tới các hạch bạch huyết gần đó. Khi đã vào hệ thống bạch huyết, các tế bào ung thư có thể lây lan đến các khu vực khác của cơ thể.

3. Thông qua hệ thống tuần hoàn

Sau khi thoát khỏi khối u chính, các tế bào ung thư sẽ xâm nhập vào mạch máu, từ đó chúng có thể di chuyển khắp cơ thể. Bất cứ nơi nào trên đường đi, chúng có thể hình thành các khối u mới và tiếp tục phát triển và lây lan.

II. Các giai đoạn của ung thư gan

Hiện, không có xét nghiệm tầm soát ung thư gan thông thường, vì không phải lúc nào ung thư cũng gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng trong giai đoạn đầu để chúng ta có thể nhận biết và đi tầm soát sớm. Do đó, các khối u gan có thể phát triển khá lớn trước khi chúng được phát hiện.

Ung thư gan được phân loại thông qua hệ thống TNM:

  • T (khối u) viết tắt của Tumour: mô tả kích thước và các đặc điểm khác của khối u.

  • N (hạch) viết tắt của Nodes: cho biết ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết.

  • M (di căn) viết tắt của Metastasis: cho biết ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Khi đã biết các yếu tố này, bác sĩ có thể xác định định được ung thư đang ở giai đoạn nào (từ 1 đến 4), trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất.

III. Điều trị ung thư gan

cấy ghép gan

Ung thư gan có thể được điều trị bằng cấy ghép gan.

Khi nói đến điều trị, bác sĩ cần phân loại ung thư gan dựa trên việc liệu nó có thể được phẫu thuật cắt bỏ hay không.

Ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, hoặc cấy ghép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ thay thế gan bệnh bằng gan lành khoẻ mạnh của người hiến tặng.

Tuy nhiên, có trường hợp ung thư chưa lây lan ra ngoài gan nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn được. Điều này có thể là do ung thư được tìm thấy ở khắp gan hoặc nó quá gần với các động mạch chính, tĩnh mạch hay các cấu trúc quan trọng khác như đường mật.

Thứ 2, ung thư nhỏ và chưa lây lan, nhưng bạn không phải là đối tượng thích hợp để phẫu thuật gan, có thể là do gan của bạn không đủ khỏe mạnh hoặc do bạn có các vấn đề sức khỏe khác khiến phẫu thuật trở nên rủi ro.

IV. Sự khác biệt giữa giai đoạn lâm sàng và giai đoạn bệnh lý

Khám sức khỏe, xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu và sinh thiết đều có thể được sử dụng để phân giai đoạn ung thư gan. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn lâm sàng, và nó rất hữu ích trong việc lựa chọn loại điều trị phù hợp.

Ngược lại, giai đoạn bệnh lý được xác định sau khi phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể biết liệu có nhiều ung thư hơn những gì nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh hay không.

Các hạch bạch huyết gần đó cũng có thể được kiểm tra để tìm tế bào ung thư để cung cấp thông tin đầy đủ hơn.

V. Những xét nghiệm giúp nhận biết biết ung thư gan có lây lan không?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, bác sĩ sẽ cố gắng xác định giai đoạn, điều này sẽ cho bạn biết mức độ tiến triển của bệnh.

Dựa trên các triệu chứng và kết quả khám sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn các xét nghiệm hình ảnh thích hợp để phát hiện thêm các khối u. Một số trong số này là:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

  • Chụp Xquang

  • Siêu âm

Sinh thiết khối u, có thể giúp xác định mức độ nguy hiểm của ung thư và liệu nó có khả năng lây lan nhanh chóng hay không

Nếu bạn đã hoàn thành điều trị, các xét nghiệm này có thể được sử dụng để kiểm tra khả năng tái phát.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm gan C là gì?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Xem thêm