Salicylate là hợp chất hiện diện trong những loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng bất lợi ở những người hen suyễn nhạy cảm với hợp chất này. Salicylate còn được tìm thấy trong các loại thuốc và nhiều sản phẩm khác. Salicylate cũng được tìm thấy trong cà phê, trà, thảo mộc và các loại gia vị khác.
Sulfite là một loại chất bảo quản có trong những loại thực phẩm như trái cây khô, rượu vang, tôm, thực phẩm ngâm chua... Chất bảo quản này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng thêm.
Các thành phần nhân tạo như hương liệu thực phẩm, màu thực phẩm và chất bảo quản hóa học thường được tìm thấy trong một số thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh. Những người mắc bệnh hen suyễn nên tránh những loại thực phẩm này.
Các loại thực phẩm như bắp cải, đậu, đồ uống có ga, tỏi, hành và thực phẩm chiên gây đầy hơi tạo áp lực lên cơ hoành. Điều này làm tăng các triệu chứng hen suyễn.
Táo rất giàu vitamin A, vitamin C và magiê giúp ngăn ngừa hen suyễn. Theo một nghiên cứu trên chuyên san Nutrition Journal, táo có tác dụng hỗ trợ làm giảm nguy cơ hen suyễn và cải thiện chức năng phổi.
Ăn nhiều loại trái cây và rau củ có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn vì chúng có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene.
Ăn những loại rau củ quả có màu cam, đỏ, nâu, vàng và xanh lá cây không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn mà còn làm giảm tỉ lệ các cơn hen suyễn.
Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và một số nguồn thực vật, chẳng hạn như hạt lanh, nên là một phần trong chế độ ăn uống của bạn.
Theo chuyên san American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, ăn thực phẩm giàu axit béo omega 3 làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn và hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ô nhiễm trong nhà ở trẻ em.
Chuối có thể làm giảm khò khè ở trẻ bị hen suyễn do hàm lượng chất chống oxy hóa và kali phong phú trong loại trái cây này, theo một cuộc khảo sát được công bố trên chuyên san European Respiratory Journal.
Ngoài ra, ăn chuối còn giúp cải thiện chức năng phổi ở trẻ em bị hen suyễn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, nước cam, cá hồi và trứng có thể làm giảm số cơn hen suyễn ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Vitamin D được cho là có thể hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Epidemiology, trẻ em trong độ tuổi từ 11-19 tuổi có lượng magiê thấp trong cơ thể được phát hiện có chức năng phổi kém. Vì vậy, cần tăng lượng magie bằng cách ăn các loại thực phẩm như sô cô la đen, hạt bí ngô, cá hồi và cải bó xôi.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Medicine cho thấy trẻ bị hen suyễn có lượng vitamin A thấp so với trẻ không bị hen suyễn. Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bông cải xanh, khoai lang và rau xanh nhiều lá
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cúm và bệnh hen suyễn
Mỗi năm, thế giới có khoảng 2,7 triệu trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có 140.000 người tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu về rắn độc ở Việt Nam còn ít được quan tâm.
Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.
Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.
Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.
Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.
Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.
Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.