Vitamin E mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng đúng cách
Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, với chức năng giống như một chất chống oxy hóa. Thông thường, vitamin E có tác dụng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các bệnh về mắt, rối loạn chức năng não bộ và phòng chống ung thư. Một trong những chức năng chủ đạo của vitamin E là giữ sự co giãn của động mạch, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Hàm lượng khuyến nghị mỗi ngày của vitamin E là 15mg đối với người trưởng thành. Giới hạn liều lượng vitamin E mỗi ngày để không gây ra tác dụng phụ là 1.000mg.
Những thực phẩm giàu vitamin E như:
Rau: súp lơ, cải bó xôi.
Trái cây: kiwi, xoài, cà chua.
Quả hạch và hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt phỉ.
Dầu: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu bắp, dầu cây rum, dầu mầm lúa mì.
Vitamin E được tích trữ trong mỡ cơ thể, đặc biệt khi bạn nạp vào quá nhiều vitamin E thông qua thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung.
Những ai cần sản phẩm bổ sung vitamin E?
Nhiều người sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin E với hy vọng cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống ung thư hoặc làm chắc khỏe tóc, da, móng. Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung vitamin E là không cần thiết và nó cung cấp rất ít lợi ích, trừ khi cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này.
Những người ăn kiêng ít chất béo hoặc những người có rối loạn tiêu hóa và hấp thu chất béo là những người có nguy cơ thiếu vitamin E.
Tác dụng phụ và triệu chứng
Uống quá nhiều vitamin E có thể dẫn đến loãng máu. Không chỉ vậy, điều này còn tác động đến quá trình đông máu. Sử dụng vitamin E quá liều còn liên quan đến nguy cơ xuất huyết đột quỵ hoặc đột quỵ do chảy máu trong não.
Khả năng tương tác với thuốc của vitamin E
Bổ sung liều lượng vitamin E quá 300mg mỗi ngày có thể tương tác với hoạt chất làm loãng máu như aspirin và warfarin. Vitamin E cũng có thể tương tác với tamoxifen, loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư vú; tương tác với cyclosporine – thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng bởi những người đã qua cấy ghép nội tạng.
Nếu có lo ngại về sự tương tác thuốc của bạn với vitamin E, bạn hãy tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Ngăn ngừa và khắc phục
Nếu có các triệu chứng do vitamin E gây ra, ngừng sử dụng ngay sản phẩm bổ sung vitamin E. Với trường hợp nghiêm trọng, hãy đến ngay các cơ sở y tế.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các tác dụng phụ của vitamin E là sử dụng đúng liều lượng theo khuyến nghị, bao gồm cả sản phẩm bổ sung và thực phẩm ăn hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những điều cần biết về vitamin E
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!