Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguồn thực phẩm giàu vitamin E

Các nguồn cung cấp thực phẩm chính của vitamin E bao gồm các loại hạt và dầu thực vật.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin E

Để giữ sức khoẻ và phòng chống bệnh tật, điều quan trọng là chế độ ăn uống hằng ngày phải bao gồm nhiều nguồn thực phẩm giàu vitamin E. Vitamin E là một vitamin tan trong dầu, có nghĩa là nó hòa tan trong chất béo. Các nguồn thực phẩm hàng đầu chứa vitamin E bao gồm nhiều loại hạt, trái cây và rau củ.

Bạn cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày ?

Đối với hầu hết người lớn, chế độ ăn khuyến nghị (RDA) cho vitamin E là 15 mg (milligrams) hoặc 22.4 đơn vị quốc tế (IU), mức bổ sung này là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết những người khỏe mạnh.

Có tám dạng hóa học khác nhau của vitamin E, nhưng chỉ có một dạng được duy trì trong huyết tương của bạn. Dạng vitamin E này được gọi là alpha-tocopherol.

Nguồn thực phẩm giầu Vitamin E 

Các nguồn thực phẩm chính cung cấp nhiều vitamin E bao gồm các loại hạt và dầu thực vật. Trên thực tế, hầu hết các chế độ ăn kiêng của người Mỹ cung cấp nguồn vitamin E chủ yếu từ dầu thực vật như đậu nành và cải dầu. Dưới đây là một số lượng vitamin E có sẵn từ các nguồn này:

  • Dầu mầm lúa mì
  • Hạt hướng dương rang khô
  • Hạnh nhân rang khô
  • Dầu hướng dương
  • Dầu rum
  • Hạt phỉ rang khô
  • Bơ đậu phộng
  • Đậu phộng rang khô
  • Dầu ngô
  • Dầu đậu nành
  • Những nguồn khác

Bạn cũng có thể tăng lượng vitamin E thu được bằng cách ăn các loại rau lá xanh và một số loại trái cây nhất định, bao gồm:

  • Củ cải đường nấu chín
  • Bí ngô đóng hộp
  • Ớt đỏ sống
  • Măng tây nấu chín
  • Đậu xanh nấu chín
  • Bơ florida nguyên chất
  • Rau chân vịt
  • Bông cải xanh luộc
  • Kiwi
  • Xoài
  • Cà chua

Thực phẩm thông thường bổ sung vitamin E

Ăn các thực phẩm được bổ sung vitamin E là một cách khác để tăng lượng tiêu thụ vitamin E. Các loại thực phẩm thông thường được bổ sung vitamin E phổ biến bao gồm ngũ cốc ăn sáng và bánh mì.

Tại sao bạn cần Vitamin E?

Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá, có nghĩa là nó che chắn cơ thể bạn khỏi các tác hại của các gốc tự do và giúp ngăn chặn sự phát triển của một loạt các bệnh mãn tính.

Ngoài ra, vitamin E đóng một vai trò trong việc điều chỉnh chức năng miễn dịch. Nó cũng giúp thúc đẩy sự giãn nở các mạch máu của bạn, một yếu tố quan trọng trong việc duy trì huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Bạn có nhận đủ vitamin E từ thực phẩm của bạn?

Hầu hết chúng ta đều thu được vitamin E từ thực phẩm hàng ngày, đủ mức khuyến nghị nhưng không đủ để vitamin E phát huy tác dụng của nó.

Thiếu vitamin E có thể xảy ra ở những người bị rối loạn nhất định. Những rối loạn này bao gồm bệnh Crohn và xơ nang.

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu hụt vitamin E bao gồm yếu cơ, các vấn đề về thị lực và thiếu sự chắc chắn khi đi bộ.

Các sản phẩm bổ sung vitamin E

Mặc dù hầu hết các chúng ta đều có thể thu được tất cả các vitamin E cần từ thực phẩm, sản phẩm bổ sung vitamin E thường được quảng cáo như một cách tiếp cận tự nhiên để điều trị hoặc ngăn ngừa một số điều kiện sức khỏe. Những điều kiện này bao gồm từ bệnh Alzheimer đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng những sản phẩm này, bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về các loại vitamin tan trong dầu: Kỳ 2: Vitamin E và Vitamin K

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm