Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 tác nhân có thể thúc đẩy sự hình thành bệnh Alzheimer

Cho dù bản thân bạn đang chiến đấu với bệnh Alzheimer hay trong gia đình bạn có người thân đang phải chung sống với nó, có một điều không thể phủ nhận rằng Alzheimer là một căn bệnh vô cùng đáng sợ.

Ngày nay, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu khám phá thêm được mối liên quan giữa việc phơi nhiễm với các tác nhân hàng ngày và nguy cơ mắc Alzheimer. Dưới đây là 5 yếu tố được Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổng hợp từ tạp chí Prevention cho là đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành của căn bệnh này.

Những suy nghĩ tiêu cực

Theo một nghiên cứu tại đại học Yale, tâm lý của bạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình hình thành bệnh Alzheimer. Các suy nghĩ tiêu cực về tuổi tác có thể là yếu tố châm ngòi cho sự tiến triển của Alzheimer.

Theo giáo sư Becca Levy thuộc đại học Yale và là tác giả của nghiên cứu, căng thẳng, stress là yếu tố thường bắt nguồn từ những suy nghĩ tiêu cực về tuổi tác mà đôi khi có thể dẫn đến sự thay đổi theo hướng bệnh lý của não bộ. Mặc dù có sự liên quan nhất định giữa hai yếu tố này nhưng mục đích của khám phá này là khuyến khích mọi người nhận ra rằng chúng ta nên loại bỏ dần những suy nghĩ tiêu cực về tuổi già đồng thời tăng thêm niềm lạc quan vào cuộc sống để phần nào giảm thiểu nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

Chì

Chì không chỉ là kim loại gây độc hại đối với trẻ em. Một nghiên cứu vào năm 2009 đã chỉ ra rằng những người trưởng thành có hàm lượng chì trong máu cao cũng có nguy cơ cao dẫn đến chứng mất trí.

Trong số những đối tượng có hàm lượng chì cao hơn mức trung bình, khoảng 21% cho thấy tình trạng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ. Ngoài ra, nồng độ chì còn có xu hướng tăng cao hơn ở những người mắc bệnh cao huyết áp, bản thân cao huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ của căn bệnh mất trí nhớ. Một nghiên cứu trước đây đã chứng minh những người cao tuổi có hàm lượng chì cao trong máu thường gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Ngoài ảnh hưởng xấu lên huyết áp, chì còn có thể gây các stress oxy hóa tại não và tăng sự hình thành các phản ứng viêm trong cơ thể.

Để tránh phơi nhiễm với chì, nên tránh sử dụng các loại sơn pha chì và nói không với các sản phẩm nhựa vinyl.

Nên tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây có màu đỏ giàu chất chống oxy hóa để giúp làm giảm các stress oxy hóa gây ra bởi sự có mặt của các kim loại nặng.

Một số loại thuốc thông thường

Theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí JAMA Internal Medicine, các loại thuốc thông thường mà chúng ta hay sử dụng từ thuốc chống trầm cảm đến các thuốc kháng histamine đều có liên quan đến sự hình thành chứng bệnh mất trí và Alzheimer.

Những loại thuốc hiện đang gây nhiều tranh cãi là nhóm thuốc kháng cholinergic. Những thuốc này bao gồm diphenylhydramine (biệt dược Benadryl), thuốc chống trầm cảm ba vòng như doxepin (Sinequan), các thuốc kháng histamine thế hệ đầu như chlorpheniramine (Chlor-Trimeton) và các thuốc kháng muscarinic để kiểm soát hoạt động bàng quang như oxybutynin (Ditropan).

Các nhà khoa học nhận thấy rằng những tác dụng này là phụ thuộc liều (có nghĩa là dùng liều càng cao các thuốc kháng cholinergic, bạn càng có nguy cơ cao tiến triển các bệnh mất trí). Tuy nhiên các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những tác động này có thể không hồi phục, ngay cả khi bạn ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc trừ sâu DDT

Theo một nghiên cứu vào năm 2004 đăng trên tạp JAMA Neurology, nồng độ cao trong máu một sản phẩm phân hủy của thuốc trừ sâu DDT là DDE có thể gây khởi phát bệnh Alzheimer.

Nếu các nghiên cứu trong tương lai có thể khẳng định những khám phá này, điều đó đồng nghĩa với việc xét nghiệm nồng độ DDE trong cơ thể cơ thể giúp chẩn đoán sớm để có biện pháp làm giảm kịp thời các triệu chứng của Alzheimer.

DDT đã bị cấm sử dụng ở Mỹ từ năm 1972 nhưng vẫn được sử dụng ở một số nơi khác, do vậy DDE và những sản phẩm phân hủy khác có thể tồn tại tự do trong môi trường. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một lượng lớn thuốc trừ sâu DDT trong các loại thực phẩm được phát hiện chủ yếu từ thịt đỏ, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa và cá.

Trầm cảm

Không thể phủ nhận rằng cả suy nghĩ và cơ thể của con người đều có kết nối với nhau, điều này đúng cả khi nói về chứng mất trí và Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2010 đăng trên tạp chí Neurology đã khám phá ra rằng bạn sẽ có nguy cơ bị mất trí tăng tới 50% với mỗi 10 điểm tăng thêm trong bài kiểm tra đánh giá mức độ trầm cảm. Nguy cơ này cũng tương đương như đối với bệnh Alzheimer, trong đó nguy cơ mắc bệnh tăng 40% với mỗi 10 điểm tăng thêm trong bài kiểm tra tương tự. Đối với cả chứng mất trí và Alzheimer, những người bị trầm cảm có nguy cơ bị mắc một trong hai bệnh cao hơn gấp 1.5 lần so với những người không có biểu hiện trầm cảm.

Bạn có thể làm gì?

Một số thay đổi về phong cách sống có thể giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh tật của não bộ. Các bài tập aerobic đã được chứng minh là có thể trì hoãn thậm chí phòng nguy cơ tiến triển thành bệnh Alzheimer ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm