Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vitamin K1 – bổ sung ngay trong 6 giờ sau khi sinh để dự phòng tình trạng chảy máu nguy hiểm cho trẻ

Vitamin K1 đã được chứng minh vai trò quan trọng trong dự phòng tình trạng chảy máu nguy hiểm sau sinh. Vitamin K1 đóng vai trò thiết yếu trong việc hoạt hóa các protein cần thiết cho quá trình đông máu, bao gồm prothrombin, protein C, protein S và các yếu tố đông máu II, VII, IX và X. Đối với trẻ sơ sinh đặc biệt là những tuần đầu tiên sau sinh, khả năng hoạt động tại gan chưa phát triển, dẫn đến khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K bị giảm sút bên cạnh việc dự trữ vitamin K thấp. Điều này lý giải tại sao trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị xuất huyết sau sinh, phải được tiêm bổ sung vitamin K (dạng K1) ngay sau khi sinh để phòng ngừa tình trạng chảy máu nguy hiểm.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới - trong đó có Việt Nam, đã thực hiện mũi tiêm vitamin K1 cho trẻ ngay trong 6 giờ đầu sau sinh, giúp dự phòng tình trạng chảy máu nguy hiểm do thiếu vitamin K trong 6 tháng đầu đời.

Vitamin K2 – yếu tố quan trọng cho quá trình tạo xương

Vitamin K2 đã được chứng minh vai trò thiết yếu trong nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra vitamin K2 có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình hấp thu canxi, kích hoạt các protein phụ thuộc vitamin K, giúp hướng canxi đến những nơi cần thiết như xương và răng. Đồng thời, vitamin K2 ngăn canxi tích tụ ở những nơi không mong muốn như động mạch và các mô mềm. Vitamin K2 tham gia vào quá trình tạo xương thông qua việc hoạt hóa osteocalcin – một protein quan trọng trong việc gắn canxi vào xương.

Hiện nay, khuyến nghị bổ sung vitamin K2 cùng với vitamin D3 được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp phòng chống còi xương trong lứa tuổi này.

Vitamin K là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Vitamin K1 và K2 - Dr.Blackwell

Trẻ sơ sinh rất thiếu vitamin K, bao gồm cả K1 và K2

Tình trạng thiếu hụt vitamin K bao gồm cả K1 và K2 đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đối với trẻ sơ sinh thì các nguyên nhân từ nội sinh, ngoại sinh và quá trình vận chuyển vitamin K từ mẹ sang con là các nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt này.

Đối với yếu tố nội sinh, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do cơ thể trẻ còn non nớt, chức năng gan chưa trưởng thành, do đó chưa sản sinh lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể trẻ.

Đối với thiếu hụt ngoại sinh, nguyên nhân thiếu hụt xuất phát từ việc vận chuyển vitamin K qua hàng rào nhau thai bị hạn chế dẫn đến thai nhi không hấp thu đủ lượng vitamin K cần thiết. Mặt khác, khả năng tích lũy vitamin K thấp trong sữa mẹ cũng khiến trẻ bú mẹ có thể không nạp đủ lượng vitamin K cần thiết từ sữa mẹ.

Đọc thêm: Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn vitamin K ngoại sinh chính ở trẻ sơ sinh hầu như chỉ có từ sữa. Nguồn vitamin K (bao gồm cả K1 và K2) từ sữa mẹ cũng không thể bù đắp cho lượng thiếu hụt nội sinh, vì bản thân sữa mẹ chỉ chứa một hàm lượng vitamin K1 rất thấp (chỉ khoảng 1-4 mcg/L) và lượng vitamin K2 còn thấp hơn nhiều. Ước tính trong suốt 6 tháng đầu đời, lượng vitamin K trung bình một trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể nhận được được là dưới 1mcg/ngày – một mức rất thấp.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh rất thiếu vitamin K, bao gồm cả K1 và K2. Khuyến cáo bổ sung vitamin K bao gồm cả K1 và K2 là cần thiết cho lứa tuổi này để dự phòng các vấn đề sức khỏe nguy hiểm có thể xảy ra.

Bổ sung vitamin K là cần thiết cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả vitamin K1 và vitamin K2

ts.bs trương hồng sơn: cần thừa nhận khiếu nại là quyền của người sử dụng  dịch vụ khám, chữa bệnh

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tình trạng thiếu vitamin K rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, việc bổ sung vitamin K (bao gồm cả vitamin K1 và K2) rất cần thiết và được khuyến nghị tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc bổ sung vitamin K1 và vitamin K2 hiện nay được coi là an toàn, giúp trẻ dự phòng thiếu vitamin K dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe như dự phòng tình trạng chảy máu nguy hiểm sau sinh do thiếu vitamin K hay dự phòng tình trạng còi xương.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần bổ sung vitamin K1 và vitamin K2 cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Tại Việt Nam, mức khuyến nghị bổ sung vitamin K (bao gồm cả vitamin K1 và vitamin K2) trong khoảng từ 4-7mcg/ngày ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Tài liệu tham khảo

1. Kozioł-Kozakowska, A.; Maresz, K. The Impact of Vitamin K2 (Menaquionones) in Children’s Health and Diseases: A Review of the Literature. Children 2022, 9, 78. https://doi.org/10.3390/children9010078

2. European Food Safety Authority. Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies. Scientific Opinion: Vitamin K2 added for nutritional purposes in foods for particular nutritional uses, food supplements and foods intended for the general population and vitamin K2 as a source of vitamin K added for nutritional purposes to foodstuffs, in the context of Regulation (EC) No. 258/971. EFSA J. 2008, 822, 1–31.

3. World Health Organization; Food and Agriculture Organization of the United Nations. Vitamin K. In Vitamin and Mineral Requirements in Human Nutrition, 2nd ed.; WHO: Geneva, Switzerland, 2004; pp. 108–129.

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn -
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm