Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K?

Trẻ sơ sinh dù là sinh thường hay sinh mổ đều được tiêm một mũi vitamin K ngay sau khi chào đời. Vậy vitamin K là gì? Tại sao trẻ cần được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và chuyển hóa xương. Có hai dạng chính của vitamin K: vitamin K1 (phylloquinone) chủ yếu có trong thực vật và vitamin K2 (menaquinone) được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột.

 

Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K?

Vitamin K1 đóng vai trò thiết yếu trong việc hoạt hóa các protein cần thiết cho quá trình đông máu, bao gồm prothrombin, protein C, protein S và các yếu tố đông máu II, VII, IX và X.  vitamin K2  tham gia vào quá trình tạo xương thông qua việc hoạt hóa osteocalcin, một protein quan trọng trong việc gắn canxi vào xương.

Ở người trưởng thành, nhu cầu vitamin K thường được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống và sự tổng hợp của vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu hụt vitamin K là một vấn đề đáng quan tâm do nhiều yếu tố đặc thù của giai đoạn này. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K do một số nguyên nhân.

Thứ nhất, quá trình vận chuyển vitamin K qua nhau thai rất hạn chế. Nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin K trong máu cuống rốn chỉ bằng khoảng 30% nồng độ trong máu mẹ. Điều này là do vitamin K là một phân tử lớn và không tan trong nước, khó xuyên qua hàng rào nhau thai. Kết quả là em bé trong bụng mẹ chỉ nhận được một lượng nhỏ vitamin K qua nhau thai và dây rốn, dẫn đến tình trạng dự trữ vitamin K thấp khi trẻ chào đời.

Hướng dẫn cách uống vitamin K cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Thứ hai, sữa mẹ mặc dù là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ, nhưng lại chứa hàm lượng vitamin K tương đối thấp, chỉ khoảng 1-4 μg/1 lít. Nhu cầu vitamin K của trẻ sinh đủ tháng là 2-4 μg/ngày; trẻ sinh non có nhu cầu cao hơn, khoảng 4-8 μg/ngày. Trẻ sơ sinh thường bú ít hơn 1 lít sữa/ngày, như vậy, nguồn vitamin K từ sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

Thứ ba, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, do đó khả năng tổng hợp vitamin K2 cũng bị hạn chế. Ở người trưởng thành, vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là các loài Bacteroides, Eubacterium, và Veillonella, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp vitamin K2. Cụ thể, các dạng chính của MK-6 được tổng hợp bởi Eubacterium lentum, MK-7 bởi Veillonella, MK-8 bởi Escherichia coli và MK-10, MK-11 bởi các loài Bacteroides. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, hệ vi sinh vật đường ruột chưa ổn định và đa dạng, có thể mất vài tuần đến vài tháng để hệ vi sinh vật này phát triển đầy đủ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sinh thường/sinh mổ, chế độ ăn và môi trường sống của trẻ. Do vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu hụt nguồn vitamin K nội sinh này.

Cuối cùng, gan đóng vai trò trung tâm trong việc tổng hợp các protein đông máu như prothrombin, factor VII, IX và X, tất cả đều cần vitamin K để hoạt hóa. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những tuần đầu tiên sau sinh, hoạt động của các enzyme gan liên quan đến quá trình này chưa đạt mức tối ưu. Điều này dẫn đến khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K bị giảm sút, cùng với việc dự trữ vitamin K ở trẻ mới sinh thấp, nên trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị xuất huyết. Đây chính là lý do tại sao trẻ sơ sinh thường được tiêm bổ sung vitamin K ngay sau khi sinh để phòng ngừa bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K.

Tham khảo thêm: Có hay không tình trạng thừa vitamin K2? | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Hậu quả của thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh

Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh là xuất huyết do thiếu vitamin K (Vitamin K Deficiency Bleeding - VKDB). Xuất huyết do thiếu vitamin K được chia thành ba thể loại:

  • Sớm (trong 24 giờ đầu sau sinh)
  • Cổ điển (trong 1 tuần đầu sau sinh)
  • Muộn (từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 12, có thể lên đến tháng thứ 6 sau sinh)

About Vitamin K Deficiency Bleeding | Vitamin K Deficiency Bleeding | CDC

Xuất huyết do thiếu vitamin K sớm thường liên quan đến các loại thuốc ức chế hoạt động của vitamin K mà mẹ uống trong quá trình mang thai, chẳng hạn như thuốc chống động kinh. Xuất huyết do thiếu vitamin K cổ điển liên quan đến lượng vitamin K hấp thụ thấp và xuất huyết do thiếu vitamin K muộn liên quan đến tình trạng kém hấp thu mạn tính và lượng vitamin K hấp thụ thấp.

Trong 3 thể loại này, xuất huyết do thiếu vitamin K muộn là dạng nguy hiểm nhất, có thể gây xuất huyết nội sọ, dẫn đến tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não ở trẻ sơ sinh có thể lên đến 25 - 40%, và ngay cả những trường hợp điều trị thành công cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như teo não, não úng thủy, bại não, động kinh.

Việc tiêm phòng vitamin K cho trẻ sơ sinh đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K. Nghiên cứu cho thấy tiêm bắp một liều duy nhất vitamin K1 (phylloquinone) với liều 1mg ngay sau sinh có thể giảm nguy cơ xuất huyết xuống còn gần như bằng không.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin K còn có thể mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe xương của trẻ, do vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và hấp thu canxi.

Các khuyến nghị hiện tại về việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nước đều sử dụng tiêm bắp một liều duy nhất vitamin K1 (phylloquinone) 1mg cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh.

Ở Việt Nam, ngày 29/7/2016 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4128/QĐ-BYT quy định về việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh thường/mổ lấy thai ở mọi cơ sở y tế trên toàn quốc. Đây được coi là biện pháp an toàn, chủ động và hiệu quả nhất để ngăn ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K. 

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời là một biện pháp y tế an toàn, quan trọng và cần thiết, đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K. 

Tài liệu tham khảo

  • Per H, Arslan D, Gümüş H, Coskun A, Kumandaş S. Intracranial hemorrhages and late hemorrhagic disease associated cholestatic liver disease. Neurol Sci. 2013 Jan;34(1):51-6. doi: 10.1007/s10072-012-0965-5. Epub 2012 Feb 11. PMID: 22327309; PMCID: PMC3549408.
  • Elsebey M, Nandlal V, Litra F. Hemorrhagic Disease of the Newborn as a Consequence of Vitamin K Refusal Due to Language Barrier. Cureus. 2024 Mar 27;16(3):e57065. doi: 10.7759/cureus.57065. PMID: 38681352; PMCID: PMC11052555.
  • Ng E, Loewy AD. Position Statement: Guidelines for vitamin K prophylaxis in newborns: A joint statement of the Canadian Paediatric Society and the College of Family Physicians of Canada. Can Fam Physician. 2018 Oct;64(10):736-739. PMID: 30315016; PMCID: PMC6184976.
  • Lai Y, Masatoshi H, Ma Y, Guo Y, Zhang B. Role of Vitamin K in Intestinal Health. Front Immunol. 2022 Jan 5;12:791565. doi: 10.3389/fimmu.2021.791565. PMID: 35069573; PMCID: PMC8769504.
Ths. Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm